Trong khoảng từ đời Gia Khánh đến Đạo Quang nhà Thanh, Huyền Không có tất cả 6 phái lớn, gọi là Huyền Không Lục Đại Phái: Vô Thường Phái, Điền Nam Phái, Tô Châu Phái, Thượng Ngu Phái, Tương Sở Phái, Quảng Đông Phái.

Phái Phong Thủy Vô Thường Và Tiên Sư Chương Trọng Sơn

Thuật Huyền Không Phong Thủy Phái Vô Thường gắn liền với Tên Tuổi Chương Trọng Sơn và Họ Chương nhà ông. Ông họ Chương, tự là Trọng Sơn, hiệu là Vô Tâm Đạo Nhân, chỗ ở là “Thiên Mặc Am” , người Vô Tích Giang Tô. Trong khoảng từ đời Gia Khánh đến Đạo Quang nhà Thanh, Huyền Không có tất cả 6 phái lớn, gọi là Huyền Không Lục Đại Phái: Vô Thường Phái, Điền Nam Phái, Tô Châu Phái, Thượng Ngu Phái, Tương Sở Phái, Quảng Đông Phái.
Vô Thường Phái cũng đứng ngang hàng trong các phái. Phái này nguồn gốc từ Vô Tích, phát triển khắp Thường Châu! Cho người bên ngoài thường gọi là Vô Thường Phái. Vô Thường Phái lấy sự biến đổi vô thường làm sáng chỉ của phái, Chương Công ( Trọng Sơn) chính là tông sư khai sáng môn phái!
Chương Trọng Sơn là người cự phách của Huyền Không Địa Lý sau Tưởng Đại Hồng, Vũ Tiến Lý đã ca ngợi “Độc ngữ chân thuyên, thục thôi sinh khắc chế hóa chi dụng, cát hung tiêu trưởng chi lý, Thần minh kỳ đạo vu đại giang nam bắc tam thập niên – Tức là :Một câu là rõ ràng, đã nhuần nhuyễn cách dùng sinh khắc chế hóa, tốt xấu tiêu trưởng cũng rõ lý, là bậc Thần Minh suốt hai bờ nam bắc Trường Giang 30 năm”.

Sách ông viết gồm “Biện Chính Trực Giải”, “Lâm Huyệt Chỉ Nam”, “Thiên Nguyên Ngũ Ca Giản Nghĩa”, “Tâm Nhãn Yếu Chỉ”, “Huyền Không Yếu Chỉ” . Trở thành người kế tiếp sau Tưởng Đại Hồng thành một lãnh tụ của Huyền Không. Trải qua đời con đời cháu các thế hệ vẫn tiếp nối.
Học trò có :
Đồng Hương Trần Liễu Ngu
Trường Châu Kha Viễn Phong
Kim Quỹ Tiền Kinh Sơn
Ngô Huyện Từ Gia Cốc
Hồ Châu Trần Đào Sinh
Kim Quỹ Đaò Khang Cát.
Đến đầu đời Dân Quốc, hay có người là truyền nhân của Vô Thường Phái hành thuật bí mật trong đời, cầu được thật không dễ. Sách do Chương Trọng Sơn viết công khai không nhiều, con cháu môn sinh cũng không viết sách lưu truyền. Hầu như chỉ có vài cuốn như sau :

1. “Âm Dương Nhị Trạch Lục Nghiệm” : là viết năm Gia Khánh thứ 8 Quý Dậu ( 1813) năm 1874 Thẩm Trúc Nhưng và Hồ Bá An, dùng rất nhiều vàng đưa chohaauj nhân của Chương Trọng Sơn đề mượn đọc, rồi trong một đêm chép bằng tay mà về. Về sau họ bổ chú, cải thành “Trạch Đoán” đưa vào “Thẩm Thị Huyền Không Học”, nhưng cũng chỉ đưa 54 ví dụ về Âm Trạch, 17 ví dụ về Dương Trạch mà thôi. Đàm Dưỡng Ngô trong “Đại Huyền Không Thực Nghiệm” có đưa vào cuốn “Lâm Huyệt Chỉ Nam”, đầu có lời Tự của Trương Trọng Sơn, họ Đàm do có liên hệ với thầy Dương Cửu Như truyền thụ, toàn bộ sách có 200 hình, chỉ trích 30 hình; “Đại Huyền Không Lộ Tú” trong có “Nhị Trạch Huyền Cơ” hai di cảo, cũng là của Dương Cửu Như trao cho. Duyệt qua nội dung hai họ Thẩm và Đàm đều là dùng các tư liệu bị tiết lộ, chỉ là các cái đầu đề, mà toàn bộ đều là trích dẫn từ tư liệu của họ Chương vậy.
2. “Địa Lý Biện Chính Chân Giải” : Hoàn thành vào giữa xuân năm Đạo Quang nguyên niên Tân tỵ (1821) hoặc sớm hơn.
3.”Huyền Không Bí Chỉ Phê Chú” : Hoàn Thành vào năm Đạo Quang thứ 3 Quý Mùi (1823) , sau đưa vào “Tâm Nhãn Yếu Chỉ”.

4.”Tâm Nhãn Yếu Chỉ” : Theo sách Chương Trọng Sơn tự thuật lại : “Tôi vào mùa đông năm Đinh Hợi đời Đạo Quang đến chơi Ngô Môn”, có thể cuốn này hoàn thành tại Đạo Quang thứ 7 (1827) đến khoảng Đạo Quang 16 Bính Thân ( 1836).
theo sự hoàn thành“Tâm Nhãn Yếu Chỉ” của tác giả thì thấy, Chương Trọng Sơn về già tập chung vào viết sách, và cuối cùng cuốn “Tâm Nhãn Yếu Chỉ” đã trở thành đại biểu cho ông. Sách gồm ba cuốn : Cuốn 1 là họ Chương tự thu thập, cuốn hai là Tôn Trúc Điền viết, cuốn ba là Thẩm Vũ Bình đọc.
Sau này Trọng Sơn có chú thêm : “Thiên Nguyên Ngũ Ca Xiển Nghĩa” 5 cuốn, “Huyền Không Bí Chỉ Phê Chú” cùng “Bảo Mộ Lương Quy” một thiên.

Huyền Không Địa Lý nói Nhân Hình Cầu Lý, Nhân Khí Sát Hình, Nhân Tinh Đo Tượng, Lấy Tượng Biết Sao. Các Minh Sư thời xưa như Dương Quân Tùng, Ngô Cảnh Loan, Liêu Kim tinh, Hoàng Diệu Ứng, Mục Giảng Sư, Lưu Bá Ôn, Tưởng Đại Hồng ai chẳng không thông Loan Đầu với Lý Khí. Chương Trọng Sơn là người nổi bật, là đệ nhất Minh Sư vùng Giang Chiết, đương nhiên là phải thông hai Pháp : Hình và Khí.(st)

Ghi vào ô bên dưới nếu bạn cần Tư Vấn Cách dùng Đúng và Đủ

Cập nhật lần cuối: 9/23/2012 10:41:22 AM

Về trang trước Bản in Gửi email

Tin xem nhiều nhất

Sản phẩm
Tin tức
Tìm kiếm

Liên hệ