Âm và dương theo khái niệm cổ sơ không phải là vật chất cụ thể, không gian cụ thể mà là thuộc tính của mọi hiện tượng, mọi sự vật trong toàn vũ trụ cũng như trong từng tế bào, từng chi tiết.

 1. Thế nào là "Âm dương" ?

    Âm và dương theo khái niệm cổ sơ không phải là vật chất cụ thể, không gian cụ thể mà là thuộc tính của mọi hiện tượng, mọi sự vật trong toàn vũ trụ cũng như trong từng tế bào, từng chi tiết. Âm và dương là hai mặt đối lập, mâu thuẫn thống nhất, trong dương có mầm mống của âm và ngược lại.

    2. Thế nào là "Ngũ hành"?

 

 Theo thuyết duy vật cổ đại, tất cả mọi vật chất cụ thể được tạo nên trong thế giới này đều do năm yếu tố ban đầu là nước, lửa, đất, cây cỏ và kim loại. Tức năm hành thuỷ, hoả, thổ, mộc, kim. Ðể giúp các bạn dễ nhớ ngũ hành tương sinh và tương khắc, chúng tôi nêu thí dụ mộc mạc đơn giản theo vần thơ như sau:
      

        Ngũ hành sinh: thuộc lẽ thiên nhiên.
        Nhờ nước cây xanh mọc lớn lên        (thuỷ sinh mộc)
        Cây cỏ làm mồi nhen lửa đỏ             (mốc sinh hoả)
        Tro tàn tích lại đất vàng thêm            (hoả sinh thổ)
        Lòng đất tạo nên kim loại trắng          (thổ sinh kim)
        Kim loại vào lò chảy nước đen           (kim sinh thuỷ)
        Ngũ hành tương khắc: lẽ xưa nay
        Rễ cỏ đâm xuyên lớp đất dày             (mộc khắc thổ)
        Ðất đắp đê cao ngăn nước lũ             (thổ khắc thuỷ)
        Nước dội nhiều nhanh dập lửa ngay   (thuỷ khắc hoả)
        Lửa lò nung chảy đồng sắt thép         (hoả khắc kim)
        Thép cứng rèn dao chặt cỏ cây          (kim khắc mộc)

    Thuyết âm dương

    Căn cứ nhận xét lâu đời về giới thiệu tự nhiên, người xưa đã nhận xét thấy sự biến hoá không ngừng của sự vật (thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái. Lưỡng nghi là âm và dương, tứ tượng là thái âm, thái dương, thiếu âm và thiếu dương. Bát quái là càn, khảm, cấn, chấn, tốn, ly, khôn và đoài).

    Người ta còn nhận xét thấy rằng cơ cấu của sự biến hoá không ngừng đó là ức chế lẫn nhau, giúp đỡ, ảnh hưởng lẫn nhau, nương tựa lẫn nhau và thúc đẩy lẫn nhau.

    Ðể biểu thị sự biến hoá không ngừng và qui luật của sự biến hoá đó, người xưa đặt ra "thuyết âm dương".

    Âm dương không phải là thứ vật chất cụ thế nào mà thuộc tính mâu thuẫn nằm trong tất cả mọi sự vật. nó giải thích hiện tượng mâu thuẫn chi phối mọi sự biến hoá và phát triển của sự vật.

    Nói chung, phàm cái gì có tính chất hoạt động, hưng phấn, tỏ rõ, ở ngoài, hướng lên, vô hình, nóng rực, sáng chói, rắn chắc, tích cực đều thuộc dương.

    Tất cả những cái gì trầm tĩnh, ức chế, mờ tối, ở trong, hướng xuống, lùi lại, hữu hình, lạnh lẽo, đen tối, nhu nhược, tiêu cực đều thuộc âm.

    Từ cái lớn như trời, đất, mặt trời, mặt trăng, đến cái nhỏ như con sâu, con bọ, cây cỏ, đều được qui vào âm dương. Ví dụ về thiên nhiên thuộc dương ta có thể kể: Mặt trời, ban ngày, mùa xuân, hè, đông, nam, phía trên, phía ngoài, nóng, lửa, sáng. thuộc âm ta có: Mặt trăng, ban đêm, thu, đông, tây, bắc, phía dưới, phía trong, lạnh nước, tối.

    Trong con người, dương là mé ngoài, sau lưng, phần trên, lục phủ, khí , vệ Âm là mé trong, trước ngực và bụng, phần dưới ngũ tạng, huyết, vinh.

    Âm dương tuy bao hàm ý nghĩa đối lập mâu thuẫn nhưng còn bao hàm cả ý nghĩa nguồn gốc ở nhau mà ra, hỗ trợ, chế ước nhau mà tồn tại. Trong âm có mầm mống của dương, trong dương lại có mầm mống của âm.
    (Trích "Cây thuốc vị thuốc VN." của Ðỗ tất Lợi)

    Thuyết ngũ hành
    Thuyết ngũ hành về căn bản cũng là một cách biểu thị luật mâu thuẫn đã giới thiệu trong thuyết âmdương, nhưng bổ sung và làm cho thuyết âm dương hoàn bị hơn.
    ngũ hành là : Kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ.

    Người xưa cho rằng mọi vật trong vũ trụ đều chỉ cho 5 chất phối hợp nhau mà tạo nên. Theo tính chất thì thuỷ là lỏng, là nước thì đi xuống, thấm xuống. Hoả là lửa thì bùng cháy, bốc lên.

    Mộc là gỗ, là cây thì mọc lên cong hay thẳng.
    Kim là kim loại, thuận chiều hay đổi thay.
    Thổ là đất thì để trồng trọt, gây giống được.

     Tinh thần cơ bản của thuyết ngũ hành bao gồm hai phương diện giúp đỡ nhau gọi là tương sinh và chống lại nhau gọi là tương khắc. Trên cơ sở sinh và khắc lại thêm hiện tượng chế hoá, tương thừa, tương vũ. Tương sinh, tương khắc, chế hoá, tương thừa, tương vũ biểu thị mọi sự biến hoá phức tạp của sự vật.

    Luật tương sinh: Tương sinh có nghĩa là giúp đỡ nhau để sinh trưởng. Ðem ngũ hành liên hệ với nhau thì thấy 5 hành có quan hệ xúc tiến lẫn nhau, nương tựa lẫn nhau.

    Theo luật tương sinh thì thuỷ sinh mộc, mộc sinh hoả, hoả sinh thổ, thổ sinh kim, kim sinh thuỷ, thuỷ lại sinh mộc và cứ như vậy tiếp diễn mãi. Thúc đẩy sự phát triển không bao giờ ngừng. Trong luật tương sinh của ngũ hành còn bao hàm ý nữa là hành nào cũng có quan hệ về hai phương diện: Cái sinh ra nó và cái nó sinh ra, tức là quan hệ mẫu tử. Ví dụ kim sinh thuỷ thì kim là mẹ của thuỷ, thuỷ lại sinh ra mộc vậy mộc là con của Thuỷ.

    Trong quan hệ tương sinh lại có quan hệ tương khắc để biểu hiện cái ý thăng bằng, giữ gìn lẫn nhau.

    Luật tương khắc:Tương khắc có nghĩa là ức chế và thắng nhau. Trong qui luật tương khắc thì mộc khắc thổ, thổ lại khắc thuỷ, thuỷ lại khắc hoả, hoả lại khắc kim, kim khắc mộc, và mộc khắc thổ và cứ như vậy lại tiếp diễn mãi.

    Trong tình trạng bình thường, sự tương khắc có tác dụng duy trì sự thăng bằng, nhưng nếu tương khắc thái quá thì làm cho sự biến hoá trở lại khác thường.

    Trong tương khắc, mỗi hành cũng lại có hai quan hệ:Giữa cái thắng nó và cái nó thắng. Ví dụ mộc thì nó khắc thổ, nhưng lại bị kim khắc nó.

    Hiện tượng tương khắc không tồn tại đơn độc; trong tương khắc đã có ngụ ý tương sinh, do đó vạn vật tồn tại và phát triển.

    Luật chế hóa: Chế hoá là chế ức và sinh hoá phối hợp với nhau. Trong chế hoá bao gồm cả hiện tượng tương sinh và tương khắc. Hai hiện tượng này gắn liền với nhau.

    Lẽ tạo hoá không thể không có sinh mà cũng không thể không có khắc. Không có sinh thì không có đâu mà nảy nở không có khắc thì phát triển quá độ sẽ có hại. Cần phải có sinh trong khắc, có khắc trong sinh mới vận hành liên tục, tương phản, tương thành với nhau.

    Quy luật chế hoá ngũ hành là: mộc khắc thổ, thổ sinh kim, kim khắc mộc.

    Hoả khắc kim, kim sinh thuỷ, thuỷ khắc hoả.
    Thổ khắc thuỷ, thuỷ sinh mộc, mộc khắc thổ.
    kim khắc mộc, mộc sinh hoả, hoả khắc kim.
    Thuỷ khắc hoả, hoả sinh thổ, thổ khắc thuỷ.

    Luật chế hoá là một khâu trọng yế trong thuyết ngũ hành. Nó biểu thị sự cân bằng tất nhiên phải thấy trong vạn vật. Nếu có hiện tượng sinh khắc thái quá hoặc không đủ thì sẽ xảy ra sự biến hoá khác thường. Coi bảng dưới đây chúng ta thấy mỗi hành đều có mối liên hệ bốn mặt. Cái sinh ra nó, cái nó sinh ra, cái khắc nó và cái bị nó khắc.

    Ví dụ: Mộc khắc thổ nhưng thổ sinh kim, kim lại khắc mộc. Vậy như nếu mộc khắc thổ một cách quá đáng, thì con của thổ là km tất nhiên nổi dậy khắc mộc kiểu như con báo thù cho mẹ. Nghĩa là bản thân cái bị có đầy đủ nhân tố chống lại cái khắc nó.Cho nên, mộc khắc thổ là để tạo nên tác dụng chế ức, mà duy trì sự cân bằng. Khắc và sinh đều cần thiết cho sự giữ gìn thế cân bằng trong thiên nhiên.

    Cũng trong bảng quan hệ chế hoá, chúng ta thấy mộc sinh hoả nếu chỉ nhìn nhành mộc không thôi, thì như mộc gánh trọng trách gây dựng cho con là hoả, nhưng nhờ có hoả mạnh, hạn chế bớt được sức của kim là một hành khắc mộc. Như vậy mộc sinh con là hoả, nhưng nhờ có con là hoả mạnh mà hạn chế bớt kim làm hại mộc do đó mộc giữ vững cương vị. 

Ghi vào ô bên dưới nếu bạn cần Tư Vấn Cách dùng Đúng và Đủ

Cập nhật lần cuối: 9/22/2012 10:02:28 PM

Về trang trước Bản in Gửi email

Tin xem nhiều nhất

Sản phẩm
Tin tức
Tìm kiếm

Liên hệ