Lối sống của tổ tiên khác với lối sống hiện đại của chúng ta rất nhiều. Đối với người xưa, việc vẽ biểu đồ đường đi của mặt trăng và mặt trời, việc lý giải sự thay đổi của thời tiết và các hiện tượng tự nhiên khác liên quan đến sự chuyển dịch của các tinh tú là điều thiết yếu. Họ vốn phụ thuộc vào đất đai để sinh tồn.

Còn những cư dân đô thị, những người sống trong thời đại văn minh ngày nay có lẽ chưa bao giờ chứng kiến cảnh lúa, khoai lớn lên từng ngày, phải lo lắng chuyện mùa màng và thậm chí cũng ít có cơ hội nhìn ngắm bầu trời đêm do bị cản bởi ánh
đèn và không khí ô nhiễm. Thế mà sự phát triển của chúng ta vẫn lệ thuộc vào thế giới tự nhiên. Chúng ta có thể bị bão tố trút cơn thịnh nộ hay được phơi mình thư giãn trên những bãi biển ngập tràn ánh nắng; núi có thể phun trào, nhưng nó cũng cung cấp
thức ăn cho gia súc; con người có thể làm ô nhiễm bầu không khí và làm nhiễm độc đất đai, nhưng cũng chính con người lại  tạo ra nơi cư trú cho những loài hoang dã.
Do nhu cầu, cổ nhân đã xếp Thiên, Địa, Nhân nằm trong cùng một hệ thống. Cái nhìn tổng thể về cuộc sống như vậy đã được lưu truyền trong nhiều nền văn hóa, ở đó sức khỏe - thuốc chữa bệnh, lương thực - lối sống có mối quan hệ khắng khít với nhau. Ở phương Tây, sự phát triển của khoa học đã tạo nên các ngành học thuật khác nhau và theo thời gian trở nên tách rời nhau. Nhưng ngày nay với những kinh nghiệm liên quan đến vấn đề lương thực và y tế, người ta đang tìm cách sửa chữa sự mất cân đối gây ra bởi hướng tiếp cận này. Ở phương Đông, triết lý về Đạo - nền tảng của phong thủy – hướng dẫn người ta cách sống và tồn tại thuận hòa với người khác và với thiên nhiên. Do vậy chúng ta có thể dùng những hiểu biết về phong thủy như một phương tiện để đạt đến mục đích này.
Khái niệm truyền thống về Gaia, nữ thần đất trong văn hóa Hy Lạp đã được James Lovelock và Lynne Margulis  sử dụng vào những năm 1970 để khuyến khích công chúng phương Tây nhận thức ra rằng thế giới như một bầu sinh quyển và mỗi một yếu tố cấu thành ra nó đều giữ một vai trò nhất định. Để hiểu thuật phong thủy, chúng ta

 

cần mở rộng khái niệm hệ sinh thái này rộng hơn, bao gồm trong đó cả con người và tác động của vũ trụ, và mở rộng nhận thức để chúng ta có thể nhìn thấy trước được hậu quả hành động của mình.
Khi khảo sát các ý tưởng ẩn khuất sau thuật phong thủy và cân nhắc các phương pháp thực tiễn để ứng dụng chúng vào cuộc sống, chúng ta cũng cần phải chuyển đổi nhận thức của mình. Thuật phong thủy trong thời đại ngày nay kết hợp chặt chẽ với trực giác của con người. Những chiến binh Maori  vượt qua hàng trăm dặm đường bằng cách cảm nhận vị trí và quan sát các dấu hiệu. Ngôn ngữ Inuit kết hợp nhiều từ để mô tả sự phức tạp của các loại tuyết khác nhau. Tương tự như thế, chúng ta có thể nâng cao nhận thức của mình về môi trường bằng cách sở đắc những nguyên lý phong thủy.
Mãi cho đến gần đây, những nhà hàng hải vẫn phải nhờ các vì sao để định hướng cho tàu thuyền, và ở một vài nơi trên thế giới, những người làm nông nghiệp vẫn còn quan sát các ngôi sao để quyết định thời vụ. Họ nhận ra các khuôn mẫu trong mối tương quan phụ thuộc lẫn nhau giữa các thành phần khác nhau trong thế giới tự nhiên, nhận biết cây nào đang ra hoa hay khi nào chim quay về sau thời kỳ di trú và đối
chiếu các hiện tượng này với thời tiết. Rất nhiều tập quán được hình thành hoàn toàn dựa trên việc áp dụng những hiểu biết tích lũy được về thế giới tự nhiên.
Cộng tác với thiên nhiên
Một gương tốt về việc cộng tác với thiên nhiên là kế hoạch trồng 300 rừng sồi ở
nước Anh để chào mừng thiên niên kỷ mới. Nhưng điều đáng nói là trong tự nhiên,
các cây sồi mọc đơn lẻ và không tạo thành cả một cánh rừng. Một nghiên cứu gần đây đã cho thấy rằng nơi nào cây sồi mọc thành cụm lớn nơi đó dễ có nguy cơ xuất hiện bệnh Lyme – một bệnh gây chứng suy nhược cho người vì bị tấn công hệ thần kinh. Nguyên nhân là vì chuột và nai sẽ đến ăn quả sồi và cũng đồng thời mang theo bọ chét gây mầm bệnh này. Vì lẽ đó mà bệnh Lyme rất dễ xảy ra ở những nơi sồi mọc dày.
Do vậy, phương pháp trồng xen kẽ bắt chước tự nhiên nên được mang ra áp dụng.
Mặt khác, để tiết kiệm chi phí, người ta đã trồng một rừng sồi giống Ba Lan, nảy mầm trễ hơn giống sồi của địa phương 2 tuần có nghĩa là loài sâu bướm nguồn – thức ăn cho lũ chim non mới ra ràng  – sống nhờ chồi cây cũng sẽ không xuất hiện: Những sai lầm này có thể tránh được nếu kế hoạch gieo trồng này áp dụng các nguyên lý của Đạo.

Ghi vào ô bên dưới nếu bạn cần Tư Vấn Cách dùng Đúng và Đủ

Cập nhật lần cuối: 9/22/2012 8:53:08 PM

Về trang trước Bản in Gửi email

Tin xem nhiều nhất

Sản phẩm
Tin tức
Tìm kiếm

Liên hệ