Theo tinh thần định nghĩa về khí nói trên thì khí phải có ngay từ sự tương tác trong giai đoan khởi nguyên của vũ trụ. Bởi vì, quan niệm của khoa học hiện đại cho rằng:
Tác giả: Nguyễn Mạnh Cường - Phạm Ngọc Tuấn
Nguồn: Thành viên nghiên cứu Phong thủy Lạc Việt
Vũ trụ hình thành bởi sự tương tác. Hình thức tương tác như thế nào thì sự vật hình thành như thế đó.
Khởi nguyên của vũ trụ theo quan niệm của Lý học Đông phương là tình trạng Thái cực. Cũng từ những nghiên cứu của nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh cho rằng:
Thái Cực là trạng thái khởi nguyên của vũ trụ, là tình trạng không lớn, không nhỏ, không nhanh, không chậm, không thời gian, không không gian, không lượng số. Đó chính là trang thái tuyệt đối khởi nguyên của vũ trụ. Khi cái tương đối xuất hiện so với cái tuyệt đối từ khởi nguyên – tức khái niệm “Lưỡng Nghi” của Lý học Đông phương - thì sự tương tác lập tức xuất hiện.
Khi có sự tương tác thì khí hình thành. Như vậy hai thuộc tính căn bản của khí là tính vật chất và sự tương tác. Định nghĩa về “Khí” của nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh đã ứng dụng để giải quyết các vấn đề liên quan trong Phong Thủy Lạc Việt. Tuân thủ tiêu chí khoa học quan niệm rằng:
Một giả thuyết khoa học được coi là đúng phải giải thích hợp lý hầu hết những vấn đề liên quan đến nó, một cách nhất quán, có tính hệ thống, tính quy luật, tính khách quan và khả năng tiên tri.
Trong nội dung bản tham luận này, chúng tôi trình bày thêm làm rõ hơn tính ứng dụng của khái niệm khí mà nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh đã nêu ở trên trong những hình thái thể hiện của nó. Hay nói rõ hơn: Nội dung bài viết này chúng tôi sẽ giải thích những vấn đề liên quan về khái niệm “khí” trong lý học Đông phương để tiếp tục minh chứng tính hợp lý theo tinh thần của tiêu chí khoa học cho một giả thuyết khoa học – về tính hợp lý trong việc giải thích các vấn đề và hiện tượng liên quan - làm sáng tỏ bản chất khoa học của khoa Phong Thủy Đông phương của một thực tại chưa được nhân thức trong tri thức khoa học hiện đại. Đó chính là khái niệm “Khí”.
II. Sự hình thành và phân loại của khí – một thực tại vũ trụ bí ẩn trong nhận thức của Lý học Đông phương.
Do tính thất truyền của một nguyên lý lý thuyết và sự thể hiện một cách rời rạc, mâu thuẫn trong những bản văn chữ Hán liên quan đến Lý học Đông phương, nên khái niệm về “khí” hết sức mơ hồ. Cho đến tận ngày hôm nay - ngoài định nghĩa về khí của Trung Tâm nghiên cứu Lý học Đông phương - trong các bản văn chữ Hán chỉ miêu tả những trang thái khác nhau của khí, trong từng trường hợp cụ thể. Đó cũng là một trong những yếu tố quan trọng khiến một thực tại chưa được nhận thức bởi khoa học học hiện đại là khái niệm ”Khí” trong Lý học Đông phương thêm phần bí ẩn.
Việc định nghĩa khái niệm “Khí” của nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh thì chúng ta có thể xác quyết rằng:
Khí đã hình thành ngay từ sự khởi nguyên của vũ trụ, ngay sau khi có sự tương tác giữa trang thái tuyệt đối, được miêu tả là Thái Cực với sự xuất hiện cái không phải nó – mà Lý học Đông phương gọi là trạng thái: Lưỡng Nghi.
II – 1 – 1: Khái niệm Âm Dương và định tính trong thuyết Âm Dương Ngũ hành.
Âm Dương là một khái niêm miêu tả thực tại vũ trụ từ trạng thái sau giây 0 (Trước giây 0 là Thái Cực, không có Âm Dương), cho đến toàn bộ mọi sự tiến hóa và vận động của vũ trụ theo thuyết Âm Dương Ngũ hành. Đó là một khái niệm miêu tả tính phân biệt, so sánh đối đãi của mọi dạng vận động và tồn tại trên thực tế. Nhưng khái niệm Âm Dương trong Lý học Đông phương - ngoài ý nghĩa minh triết khái quát mọi hiện tượng – thì còn là sự phản ảnh thực tại, nên nó không đơn thuần mang tính lý thuyết, mà còn có những tiêu chí để xác định Âm Dương.
Dưới đây là những tiêu chí xác định định tính của phạm trù Âm Dương trong Lý Học Đông phương, được chúng tôi thống kê từ cổ thư và những sự hiệu chỉnh trong qúa trình nghiên cứu của chúng tôi. Chúng tôi sẽ không đi sâu vào việc biện minh cho những tiêu chí được hiểu chỉnh, mà chỉ giới thiệu và tính minh chứng của nó thể hiện trong sự giải thích hợp lý các vấn đề liên quan theo tiêu chí khoa học cho một giả thiết khoa học. Nhưng tiêu chí đó là:
* Từ cổ thư
- Dương trước, Âm sau.
- Dương trên, Âm dưới.
- Trong Âm, ngoài Dương
- Âm thuận tùng Dương.
* Từ sự hiệu chỉnh của Trung tâm nghiên cứu Lý Học Đông phương.
- Dương tịnh, Âm Động.
Đây là yếu tố quan yếu khác biệt với cổ thư quan niệm rằng” “Âm tịnh Dương động”.
Chính vì tính phản ánh thực tại cho mọi sự vận động và tương tác trong vũ trụ, nên khái niệm Âm Dương có tiêu chí để phân biệt. Từ cơ sở này, chúng ta tiếp tục xem xét đến đề tài mà chúng tôi đề cập đến trong bản tham luận này.
II – 1 – 2: Khí Âm Dương.
Cổ thư viết: “Hỗn độn mới phân, khí nhẹ và trong bay lên thành trời. Khí nặng và đục tụ lại thành đất”.
Đọc câu này, người ta dễ liên tưởng đến sau khi hình thành vũ trụ chỉ có trái Đất và bầu trời. Từ đó liên tưởng đến một tư duy ngây thơ và trực quan của người xưa, một thứ tư duy đơn giản. Nhưng với một sự liên tưởng như vậy, nó sẽ mâu thuẫn với vế đầu: “Khi hỗn độn mới phân”. Đây chính là hình ảnh miêu tả sự bùng nổ ban đầu khi hình thành vũ trụ mà chính khoa học hiện đại đã xác nhận. Vậy hình tượng “trời; đất” ở vế sau là cái gì? Đây chính là sự phân biệt Âm Dương. Trời là hình tượng của Dương, và “đất” chính là hình tượng của Âm bao gồm tất cả trạng thái tồn tại có thuộc tính vật chất, kể cả những dạng vật chất có cấu hình đầu tiên của vũ trụ. Khái niệm “trời đất” là một thuật ngữ hình tượng, tương đương với khái niệm Âm Dương, để miêu tả Âm Dương sau khái niệm “Lưỡng Nghi”, nhằm tránh sự trùng lặp gây khó hiểu. Chúng ta dễ dàng nhận thấy sự tương đồng của hình tượng này với hình tượng bánh chưng, bánh dày của Việt tộc: “Trời tròn, Đất vuông”, chính là hình tượng của Âm Dương.
Từ đó, chúng ta có cơ sở dẫn đến một suy nghiệm hợp lý và minh triết khi xác định rằng: Dương – hình tượng tròn – thể hiện sự viên mãn, bao trùm rộng khắp chính là Thái Cực. Điều này cũng phù hợp với sự xác định của cổ thư cho rằng “Dương trước, Âm sau”. Từ đó, sự phục hồi từ minh triết Việt xác định rằng: “Dương tịnh, Âm động”. Quan niệm này khác hẳn sự công bố của các nhà nghiên cứu Hán Nho cho rằng” Dương động, Âm tịnh”.
Thái Cực có trước thuộc Dương, tịnh tương đối với cái động Âm ra đời sau đó. Nhưng vì tính mâu thuẫn của cổ thư chữ Hán cho rằng “Dương động, Âm tịnh”, nên tạo nên tính bất hợp lý trong hệ thống phương pháp luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành. Quan niệm “Dương tịnh, Âm động” phục hồi từ minh triết Việt thuộc Trung tâm nghiên cứu Lý Học Đông phương là một yếu tố quan trọng và xuyên suốt trong hệ thống lý thuyết của thuyết Âm Dương Ngũ hành, giải thích một cách nhất quán , có tính hệ thống những vấn đề liên quan. Âm là khái niệm bao trùm tất cả những sự vận động so với cái tuyệt đối có trước là Thái Cực. Vận động là thuộc tính vật chất và điều này hoàn toàn phù hợp với những thực tại quan sát được của khoa học hiện đại: Vật chất luôn vận động.
Trong phạm trù của “Lưỡng Nghi” thì khái niệm Âm Dương trong Lý học Đông phương miêu tả theo ngôn ngữ hiện đại là cặp phạm trù đối đãi phân biệt. Tính đối đãi phân biệt bao trùm tất cả vạn vật trong vũ trụ. Bởi vậy, đây là nguyên lý được nói tới trong “Đạo Đức Kinh”: “Vạn vật cõng Âm bồng dương”. Từ nguyên lý này – với quan niệm “Khí là một dạng tồn tại của vật chất” thì khí cũng phải nằm trong phạm trù Âm Dương.
Trên cơ sở này, chúng tôi xác định rằng:
Khí chính là dạng tồn tại của vật chất đầu tiên trong vũ trụ sau sự tương tác giữa Thái Cực là trạng thái tuyệt đối và cái không phải nó. Sự hình thành trạng thái “Khí” do tương tác trở lại với Thái Cực và tương tác với cái xuất hiện sau đó – không phải Thái cực –- xuất hiện Âm Dương “Khí”.
Khi các dạng tồn tại của vật chất xuất hiện trong vũ trụ thì Ngũ hành chính là khái niệm phân loại của mọi sự vận động và tồn tại. Bởi vậy, “khí” là một dạng tồn tại của vật chất theo định nghĩa khái niệm này của Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông phương. Nhất quán với định nghĩa này thì “Khí” cũng nằm trong Phạm trù của sự phân loại theo Ngũ hành. Điều này giải thích những hiện tượng ghi nhận rời rạc trong cổ thư, như: Hỏa khí, Kim khí, Mộc khí…vv…Ngũ hành phân Âm Dương vì tính bao trùm và phân biệt đối đãi của khái niệm này trong thuyết Âm Dương Ngũ hành, nên Ngũ khí cũng phân Âm Dương.
IV- Những thuộc tính và tương tác của khí ứng dụng trong phong thủy.
IV- 1: Âm Dương khí hình thành do nguyên lý “Dương tịnh, Âm động”.
IV – 1 – 1: Âm khí:
Như trên chúng tôi đã trình bày: Tịnh thuộc Dương. Bởi vậy, trong những nơi có cấu trúc hình thể tịnh, như: Nghĩa địa, nhà hoang, nhà trống, nhà vắng người…vv….thuộc Dương thì sinh Âm khí.
IV- 1 - 2: Dương khí:
Động thuộc Âm. Do đó, những nơi có nhiều vật thể động, như: Đô thị náo nhiệt, đường, nhà, phố đông người…vv….sẽ phát sinh Dương khí.
IV – 2: Âm Dương khí hình thành do nguyên lý “Âm trong, Dương ngoài”.
Theo nguyên lý “Âm trong, Dương ngoài” thì “Khí” hình thành do tương tác nội tại bên trong cấu trúc một vật thể gọi là âm khí. Khái niệm “Âm khí” trong trường hợp này phân biệt sự tương tác giữa các vật thể và hình thành khí bên ngoài các vật thể đó và tương tác trở lại với các vật thể đó, gọi là dương khí.
Khái niệm này giải thích hai hiện tượng tưởng chừng mâu thuẫn trong cổ thư, là:
IV – 2 – 1: Khi miêu tả sự hình thành vũ trụ: “Khí nhẹ và trong bay lên thành trời, Khí nặng và đục tụ lại thành đất”.
IV – 2 – 2: Khi ứng dụng trong Phong thủy: “ Âm nhô cao, Dương trũng thấp”.
Hai mệnh đề này có vẻ như mâu thuẫn và phủ định lẫn nhau. Nhưng với sự giải thích như trên thì chúng hoàn toàn không mâu thuẫn với các thuộc tính có tính nguyên lý của Âm Dương. Vì Phong thủy là sự ứng dụng hệ thống phương pháp luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành trên trái Đất. Do đó, Âm khí được miêu tả ở nguyên lý “Âm cao, Dương trũng” là miêu tả khí hình thành do tương tác nội tại trong cấu trúc vật chất bên trong trái đất thuộc Âm. So với tương tác từ ngoài vũ trụ với trái Đất thuộc Dương. Do đó, những vật thể nhô cao trên trái Đất, như: Núi non, gò, đống….thuộc Âm vì thuộc cấu trúc địa cầu. Còn dù trũng thấp nhưng Dương khí hình thành do tương tác ngoài vũ trụ tràn ngập, nên trũng thấp thuộc Dương.
V. Mối quan hệ giữa hình và khí.
Mệnh đề “Khí nhẹ và trong bay lên thành trời, khí nặng và đục tụ xuống thành đất” miêu tả giai đoạn khởi nguyên của vũ trụ, chính là tiền đề của nguyên lý miêu tả trong hệ thống lý luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành là: “Khí tụ thành hình”. “Hình nào khí đó”. Đây chính là nguyên lý xem tướng của Lý học Đông phương và phương pháp coi hình thể nhà của khoa Phong thủy, để dự báo thịnh suy và mối liên quan tương tác với cuộc sống của con người trong ngôi nhà đó.
Nguyên lý “Khí tụ thành hình” cho thấy tính chất khởi nguyên quan trọng của khí quyết định hình thể và khả năng sinh tụ của sự phát triển của môi trường và cuộc sống. Trên cơ sở định nghĩa về khái niệm khí thì khi hình xuất hiện lại tương tác với khí và lại làm xuất hiện những trạng thái tương tác mới giữa hình và khí.
Trên cơ sở này thì tất yếu những cấu trúc khác nhau, hoặc hình thức căn nhà khác nhau, tất nhiên sẽ dẫn đến ảnh hưởng tương tác khác nhau với người sống trong những căn hộ khác nhau đó. Đó là tính tương tác bởi những cấu trúc hình thể khác nhau đó. Thực tại này là cơ sở nhận thức tính khoa học của Phong thủy Lạc Việt.
VI. Tầm quan trọng của Khí theo quan niệm Phong Thủy Lạc Việt trong kiến trúc, xây dựng.
Không chỉ trong phong thủy, các bộ môn khác thuộc Lý học Đông phương cho thấy tầm quan trọng của Khí trong cả Đông y, xã hội, cuộc sống và sinh hoạt của con người. Những thuật ngữ liên quan đến khí mà chúng ta rất thường gặp như: sinh khí dồi dào, khí lực sung mãn, khí thế hừng hực….chính là sự mô tả cụ thể từng hình thức thể hiện của khí. Trong ứng dụng của khoa phong thủy, cả Âm Dương trạch – khí là một thành tố quan trọng phải xem xét.
Đặc biệt, khi Phong thủy Lạc Việt xác định rằng:
Bản chất của Phong thủy là: Các quy luật tương tác của thiên nhiên, vũ trụ, cuộc sống với con người, được tổng hợp và khái quát hóa trong hệ thống phương pháp luận ứng dụng của khoa này. Và đó là cơ sở thực tế để tổng hợp tất cả các trường phái phong thủy xuất hiện rời rạc trong nền văn hóa Hán, dưới nguyên lý xuyên suốt “Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ”.
Phong thủy Lạc Việt sau khi phục hồi lại định nghĩa khái niệm của Khí, đã xác định khí là một thực tại quan trọng hàng đầu và là điều kiện nối dẫn các qui luật tương tác trong khoa Phong thủy.
Do bản chất của Khí là một thực tại hình thành do tương tác và tương tác trở lại với các vật thể. Nên chính tính chất vận động của vật thể trong môi trường sẽ tạo ra những hình thành tương tác mới và những tác động của khí từ những vận động này là một yếu tố cần xem xét trong khoa Phong Thủy Lạc Việt.
Có thể nói rằng: Khí là một yếu tố thực tại mang tính tổng quan quyết định cho sự tốt xấu trong khoa phong thủy. Mọi yếu tố tương tác đều thông qua môi trường khí và nó có tính quyết định. Hay nói cách khác: Khoa phong thủy chính là một bộ môn ứng dụng qui luật tương tác của thiên nhiên, vũ trụ thông qua môi trường khí lên chính con người ở nơi cư trú. “Khí gặp gió thì tán, gặp thủy thì tụ”, bởi vậy bản chất của phong thủy chính là sự quán xét mọi quy luật tương tác liên quan đến “Khí”.(Sưu tầm)
Cập nhật lần cuối: 9/22/2012 10:15:30 PM
6/7/2024 4:34:51 PM
5/30/2024 11:01:14 AM
5/29/2024 9:35:58 PM
5/29/2024 11:17:59 AM
5/29/2024 10:48:41 AM
5/29/2024 10:35:02 AM
5/29/2024 10:24:00 AM
5/29/2024 10:14:13 AM
5/29/2024 9:51:22 AM
5/29/2024 9:44:51 AM
1/18/2024 9:13:23 AM
1/4/2023 6:53:35 PM
1/4/2023 6:34:49 PM
8/23/2022 12:06:12 PM
8/23/2022 12:04:17 PM
8/22/2022 10:58:06 PM
8/22/2022 10:54:13 PM
8/22/2022 10:20:15 PM
7/2/2022 12:18:41 PM
6/3/2022 4:21:12 PM
5/28/2022 12:30:39 PM
5/16/2022 4:05:03 PM
5/7/2022 10:53:23 PM
6/26/2021 10:33:48 AM
6/6/2021 7:19:49 PM
1/4/2020 7:44:50 PM
6/24/2019 5:59:46 PM
6/24/2019 5:52:48 PM
4/21/2019 10:05:24 AM
2/14/2018 7:27:14 PM
2/14/2018 4:28:50 PM
9/4/2017 11:13:41 AM
6/30/2017 10:02:24 PM
6/29/2017 11:58:41 AM
6/24/2017 4:25:15 PM