Tinh Thể Tôn Trọng, Tú Mỹ, có thế có lực đi xuống dung kết táng Mộ có thể phát Đại Phú Hào ức vạn ....Nên có Sa Thủy phối hợp tất bền vững ...........

Đất Phù Dung Khai Trướng
Tinh Thể Tôn Trọng, Tú Mỹ, có thế có lực đi xuống dung kết táng Mộ có thể phát Đại Phú Hào ức vạn ....Nên có Sa Thủy phối hợp tất bền vững ...........

 

Cửu Tinh Điểm Huyệt Vũ Khúc
Vũ Khúc kết Huyệt như Xoa Kiềm (Cây Ba Chia), dưới đây là Mộ táng Vũ Khúc Xoa, có câu nói "Kim Tinh không mở miệng, Thần Tiên cũng khó xuống tay" Kim Tinh tức là Vũ Khúc Tinh, nhưng đây không phải chính Thể Vũ Khúc mà là Biến Thể Vũ Khúc , cần phân biệt cho rõ :
Đặc Trưng Của Kim Tinh Kết Huyệt Sách Nói Như Sau:
Thể thuộc Kim Tinh, có Ngưỡng ( ngẩng), Phú ( che), Trắc (bên cạnh) ba thế, hình trạng phân ra làm Thái Dương Kim Tinh và Thái Âm Kim Tinh. Kim Tinh lấy thể tròn cao lớn như chuông úp mà gọi là Thái Dương Kim Tinh, sơn thể như mày trăng tròn thân hình thấp nhỏ làm Thái Âm Kim Tinh. Thái Dương Kim Tinh thể đoan chính tròn đầy tú lệ, hùng tráng không ai bì. Đất huyệt trường, thường là khai Oa, có thể chia làm Thượng Trung Hạ Tam Đình mà kết Huyệt. Thái Âm Kim Tinh đại đa số là Tinh Thần thấp lùn, khí thế bình phục. tực gọi “Phục Kim”. Đất Bình Dương đại đa số thấy loại Tinh Thể này. Tuyết Tâm Phú nói: “Kim Cư Đoài Vị, Điểu Phủ Danh Cao”. Hàm ý của câu này là để chỉ Kim Lý dung kết tại Đoài Quái, đắc Kim là Chính Nghĩa, tất ấm xuất hiện đời các chức vị giám sát ủy viên, cao quan.

 

Luận Hình Thế
Nhìn Long lấy Thế, xem Huyệt lấy Hình. Thế là Thần hiện ra, Hình là Tình lộ ra. Bỏ Thế thì lấy gì nhìn Thần của Long; Bỏ Hình lấy gì xem Tình của Huyệt. Bởi thế Tổ Tông cần có Thế cao vút, Lạc Mạch cần có thế giáng xuống, Xuất Thân cần có thê che chắn, Quá Hạp cần có thế dừng lại, Hành Độ cần có thế nhấp nhô, quanh co, Chuyển Thân có chỗ dựa sau lưng, thế đi về trước. Hoặc hăm hở phi lên, tựa như tuấn mã, hoặc phô bày tầng lớp, như sóng lấn sóng...Có thế như vậy tất là Chân Long. Không được như vậy tất là Giả Long. Tuy có mạch núi đi đến, chẳng qua cũng là cứng rắn hoang dối. Thảng có hình Huyệt tất cũng là giả hoa, đó là điều chắc chắn. Pháp xem xét Thế trước cần lên cao mà quan sát, tiếp theo Thân Long mà bước, lại từ hai bên phải trái mà xem xem, đối diện nhìn kỹ, tất có Chân Thần. Chỗ linh hiển với chỗ chạy lại, chỗ dừng tụ đều có thể tự mình biết rõ.

Đến như Pháp xét Hình, có sáu thể là Viễn Biển Khúc Trực Phương Ao. Tỷ mỉ là bốn Cách Oa Kiềm Nhũ Đột, tiếp lấy thừa Kim tương Thủy, Huyệt thổ Ấn mộc làm pháp chứng minh, tất là Huyệt Tình khó trốn. Thừa Kim cũng tức trong Ngũ Hành, lấy Tròn làm Kim, lấy uốn lượn làm Thủy, lấy thẳng cao làm Mộc, phàm là Chân Huyệt, tất chỗ viên động, Oa Kiềm viên tại đỉnh, Nhũ Viên tại hạ, Đột viên tại giữa, nếu trong Oa Kiềm có Nhũ Đột, trên Nhũ Đột lại có Oa Kiềm. Tức gọi là Nhật La Văn Thổ Súc, tức là Thiếu Âm và Thiếu Dương của Huyệt vậy. Thừa lại dựa Thừa ở chỗ vầng tròn, động Khí ở giữa. Nếu là giữa thủy có Viên Động có thể thừa, trái phải tất có Vi Mang, thủy quanh co bao bọc, giao nhau trước Huyệt, Tiểu Minh Đường là cái gần nhất ngay trước mắt. Giả tưởng chỗ hai thủy giao mà hướng đến. Ấn Mộc tức là chỗ bên ngoài Thủy, tức là hai bên Chân Sa chầu tụ, khép Hạp trước Huyệt, cách bức một khoảng, hợp với Thủy Nội Minh Đường. Tức cánh ve sừng trâu, tức nếu có Thủy tất ấn chứng nơi Sa đó, cũng là nơi Khí dừng thủy giao, nếu không có Sa đó tất là thoát Khí tiết tán. Không phải Chân Huyệt. Cái gọi Huyệt tất có các điều trên, lại có Ngũ Thổ Tứ Bị, là đất quý báu, đúng là Chân Huyệt. Còn như ngoại hình và nội Khí không phù hợp, thì chỉ là Giả Hình mà thôi.
Huyệt chính như Huyệt của người trong châm cứu, nhất định biết nó không dễ. Nếu Tứ Vi đã đủ, ở giữa tất có khí ấm, tức hỏa Khí. Đó là cái cần khi quan sát Huyệt. Bởi vậy cái cần trong Địa Lý không hề ngoài Hình Thế. Nay đã hiểu thuật này, chẳng hư đàm Tinh Quái Phương Vị. Đó là Tinh Nghĩa, nếu ở chỗ hình thế địa lý thực tiễn trái mắt nói sằng, cải biến địa lý hỗ hào, chân nhân không biện, để nhầm người vào tà lộ.
 


Phongthuy.com.vn Tổng hợp

 

 

Ghi vào ô bên dưới nếu bạn cần Tư Vấn Cách dùng Đúng và Đủ

Cập nhật lần cuối: 9/22/2012 11:28:51 PM

Về trang trước Bản in Gửi email

Tin xem nhiều nhất

Sản phẩm
Tin tức
Tìm kiếm

Liên hệ