Chọn đất điều đầu tiên cần làm là chọn đúng “chỗ thông khí”. “Chỗ thông khí” là đường cho khí vào, trước đây vốn chỉ lỗ thủng hay chỗ lõm thấp của dãy núi phía trước đền chùa hay nhà ở, không khí trong lành thường đến từ đó.
Vì thế cửa lớn cần hướng thẳng vào đó để hứng lấy khí tốt. Sau này, “chỗ thông khí” để chỉ cửa lớn của nhà ở, gọi là “cửa ra vào là để thông khí”.
Ngày nay, cùng với việc nhà cửa tập trung hay quy hoạch theo kiểu chung cư, cửa ra vào và cửa sổ nhiều và to hơn, hướng và cửa lớn (chỗ thông khí) không còn quan trọng như trong thời cổ đại nữa. Vì thế, có thể coi “chỗ thông khí” là cửa ra vào và cửa sổ, các phần hở hay chỗ lõm thấp của các tòa nhà lân cận, nơi có thể lấy được không khí trong lành.
Vị trí tốt nhất cho chỗ thông khí là ở phía đông, đông nam và nam của ngôi nhà, để có thể hút những cơn gió nhẹ và ấm áp. Đó chính là “khí tốt phía đông” mà cổ nhân vẫn luôn mong muốn.
Hiện nay, tại miền nam, nhiều khu chung cư là “ấp trái” (từ đông nam sang tây bắc), cổng chung ở phía bắc (Khảm- một quẻ trong quái, tượng trưng cho nước), cửa chính ở phía đông (Chấn - một quẻ trong quái, tượng trưng cho sấm sét ) hoặc phía tây (Đoài - một quẻ trong quái, tượng trưng cho đầm lầy).
Theo lý luận phong thủy cổ đại, cửa lớn và cửa chính là chỗ thông khí. Tuy nhiên trên thực tế ngày nay chỉ được coi là cửa ra vào. Cửa sổ lớn ở phía đông nam lại trở thành chỗ thông khí chính. Đây là một tình trạng rất phổ biến.
Phong thủy kị nhất là “tử khí” (khí chết), “xú khí” (khí độc), “tán khí” (khí tản mất) và “tiết khí” (khí lọt ra ngoài). Chỗ thông gió sẽ khiến khí bị tản mất hay lọt ra ngoài. Theo Phong thủy “khí bị tản mát cùng với gió”, “gặp gió mang họa”. Chỗ thông khí chính là nguyên nhân “gặp gió mang họa”. Tại sao lại như vậy?
Nguyên nhân là do tốc độ gió quá lớn, môi trường không khí thay đổi quá nhiều con người khó thích ứng, khí tạo ra sự cân bằng giữa môi trường trong cơ thể con người và môi trường bên ngoài, con người sẽ cảm thấy khó chịu, thậm chí tổn khí sinh bệnh.
Nếu không có gió lại gây nên khí chết và khí độc. Mỗi ngày cơ thể con người đều cần bài tiết một lượng khí thải lớn. Nếu không thông khí tốt, không khí trong và ngoài phòng khó trao đổi, khí độc sẽ lưu cữu khiến môi trường trong phòng bị ô nhiễm.
Nhìn một cách tổng quan, phong thủy học tuân thủ nguyên tắc “vẻ đẹp trung hòa” phản đối hai thái cực là gió quá lớn hoặc gió quá ít, coi trọng sự tàng phong tụ khí để có được sinh khí. Nghĩa là muốn không khí thông thoáng để đảm bảo không gian sống có sự tươi mới nhất định.
Bởi vậy môi trường sống lý tưởng nhất là nơi có những cơn gió mát nhè nhẹ thổi đến, giúp con người có cảm giác thư thái, sảng khoái.
Nguồn: Tổng Hợp
Cập nhật lần cuối: 9/22/2012 10:47:13 PM
6/7/2024 4:34:51 PM
5/30/2024 11:01:14 AM
5/29/2024 9:35:58 PM
5/29/2024 11:17:59 AM
5/29/2024 10:48:41 AM
5/29/2024 10:35:02 AM
5/29/2024 10:24:00 AM
5/29/2024 10:14:13 AM
5/29/2024 9:51:22 AM
5/29/2024 9:44:51 AM
1/18/2024 9:13:23 AM
1/4/2023 6:53:35 PM
1/4/2023 6:34:49 PM
8/23/2022 12:06:12 PM
8/23/2022 12:04:17 PM
8/22/2022 10:58:06 PM
8/22/2022 10:54:13 PM
8/22/2022 10:20:15 PM
7/2/2022 12:18:41 PM
6/3/2022 4:21:12 PM
5/28/2022 12:30:39 PM
5/16/2022 4:05:03 PM
5/7/2022 10:53:23 PM
6/26/2021 10:33:48 AM
6/6/2021 7:19:49 PM
1/4/2020 7:44:50 PM
6/24/2019 5:59:46 PM
6/24/2019 5:52:48 PM
4/21/2019 10:05:24 AM
2/14/2018 7:27:14 PM
2/14/2018 4:28:50 PM
9/4/2017 11:13:41 AM
6/30/2017 10:02:24 PM
6/29/2017 11:58:41 AM
6/24/2017 4:25:15 PM