Cuộc sống trên trái đất tùy thuộc trực tiếp hoặc gián tiếp vào mặt trời. Cơ thể chúng ta trở nên quen thuộc với các chu kỳ của mặt trời và trong mỗi nền văn hóa, sự tuần hoàn hàng ngày của ánh sáng và bóng tối được dựng thành các câu chuyện thần thoại.

Ở Trung Quốc, biểu tượng âm dương, hay Thái cực đồ, phản ánh chu kỳ hàng ngày và hàng năm của mặt trời: phần dương màu trắng tượng trưng cho ngày và phần âm màu tối biểu thị của đêm.

Trong thế giới hiện đại, con người dành nhiều thời gian ở trong nhà và nhịp sinh học của chúng ta không còn hòa hợp hoàn toàn với chu kỳ tự nhiên của mặt trời. Ở các quốc gia bắc bán cầu nơi nhận được ít ánh mặt trời, một tình trạng được gọi là SAD (Seasonal Affective Disorder –Sự rối loạn cảm xúc theo mùa, một loại bệnh trầm cảm thường xảy ra khi mùa đông bắt đầu đến.

Nguyên nhân của bệnh này được cho là do thiếu ánh sáng mặt trời) trở nên phổ biến. Để chữa trị nó, người ta sử dụng thứ ánh sáng mô phỏng theo các tia tử ngoại và hồng ngoại của mặt trời.

Việc nhận đúng loại và đủ lượng ánh sáng rất quan trọng đối với sức khỏe và cuộc sống hạnh phúc của chúng ta. Trong nhà, ánh sáng trời rất quan trọng nhưng chất lượng của nó thay đổi trong ngày tùy theo hướng nhà. Ánh sáng tự nhiên có thể làm lóa mắt hoặc tạo ra bóng râm, và chúng ta phải thường xuyên sử dụng cách nào đó để làm dịu bớt hoặc tăng cường ánh sáng trời.

Ánh sáng có thể phản chiếu trên các bề mặt nhẵn bóng hoặc được lọc qua màn cửa, bức rèm bằng lưới hoặc vải mỏng, kính mờ hoặc kính màu. Hiểu biết cách thức ánh sáng tự nhiên chiếu vào nhà sẽ giúp chúng ta kê đồ đạc đúng chỗ và sắp xếp các sinh hoạt trong nhà để có thể tận dụng tối đa nguồn sáng tự nhiên này.

Ánh sáng nhân tạo

Trong các phòng mà chúng ta sinh hoạt nhiều, ví dụ nhà bếp, văn phòng hay phòng xưởng, và những khu vực cần sự an toàn, như cầu thang, thì ánh sáng trực tiếp là cần thiết. Ở những phòng dùng để nghỉ ngơi, như phòng khách và phòng ngủ, chúng ta có thể dùng ánh sáng dịu hơn – loại phản chiếu lại hoặc được khuyếch tán. Để nhấn mạnh ánh sáng cho những nơi đặc biệt như bức tranh, bàn giấy hoặc thớt, nên dùng các loại đèn thích hợp.

Vị trí đặt đèn ảnh hưởng sâu sắc đến người sống trong nhà. Nếu chỗ chúng ta đọc sách hoặc làm bếp mà bị bóng che, hoặc đèn lúc sáng lúc tắt, hoặc ánh sáng chói lóa trên màn hình TV hay máy vi tính, chúng ta sẽ liên tục bị khó chịu. Thứ ánh sáng chói mắt cũng ảnh hưởng không tốt lên tâm trạng của chúng ta.

Chất lượng của ánh sáng không thể bị xem nhẹ. Loại bóng đèn tròn thường thấy phát ra thứ ánh sáng nghiêng về dải đỏ trong quang phổ, thiếu sắc xanh. Ánh sáng đèn huỳnh quang thì nghiêng về hướng ngược lại; nó phóng ra trường điện từ cao hơn các nguồn sáng khác và hiện tượng nhấp nháy của nó có thể gây triệu chứng đau đầu. Người ta đã chế tạo ra loại ánh sáng đủ quang phổ, cố gắng mô phỏng theo ánh sáng trời, nhưng tiếc thay nó lại chứa bức xạ cực tím cao hơn các nguồn sáng bình thường.

Việc sản xuất năng lượng làm tiêu hao tài nguyên thiên nhiên của thế giới. Những sáng chế nhằm giảm bớt tình trạng này gần đây có việc chế ra bóng đèn CFL (compact flourescent lamp – đèn huỳnh quang compact). Đèn này không những có tuổi thọ cao hơn mà còn tiêu thụ ít điện năng. Loại đèn tungsten-halogen cho ánh sáng trắng lóa gần với ánh sáng trời.

Những loại bóng đèn cao áp quá sáng để dùng làm đèn chức năng nhưng lại hữu ích để dùng làm đèn pha, những loại có công suất thấp hơn có thể dùng làm đèn rọi sân khấu. Những bóng này cũng tiết kiệm năng lượng.(Sưu tầm)
 

Ghi vào ô bên dưới nếu bạn cần Tư Vấn Cách dùng Đúng và Đủ

Cập nhật lần cuối: 9/22/2012 11:08:54 PM

Về trang trước Bản in Gửi email

Tin xem nhiều nhất

Sản phẩm
Tin tức
Tìm kiếm

Liên hệ