Khi hấp hối, nghe mọi người bàn sẽ an táng mình tại Bắc Kinh, Tôn Trung Sơn đột nhiên tỉnh lại, giơ tay nói: “Không được, không được, tôi muốn được chôn ở núi Tử Kim”.
Tôn Trung Sơn là người Quảng Đông, qua đời ở Bắc Kinh, sao lại chọn núi Tử Kim ở Nam Ninh, Giang Tô, một nơi mà ông sống không quá ba tháng làm nơi yên nghỉ của mình? Có rất nhiều giả thiết xoay quanh vấn đề này.
Nhiều người cho rằng, Tôn Trung Sơn lựa chọn núi Tử Kim vì muốn tưởng nhớ nơi thành lập Chính phủ lâm thời, cũng là nơi lý tưởng cách mạng của ông thành công. Khi còn sống, ông cũng từng công khai nói như vậy. Tuy nhiên, điều này không thể lý giải vì sao Tôn Trung Sơn khăng khăng đòi được an táng tại núi Tử Kim (còn gọi là Chung Sơn – núi Chuông) chứ không phải ở bất cứ nơi nào thuộc Nam Kinh. Theo nhiều người khác, trước đó 12 năm, Tôn Trung Sơn đã nhìn ra địa thế phong thủy độc đáo của ngọn núi này và chính cái địa thế phong thủy ấy mới chính là lý do ông nhất định yêu cầu được chôn tại ngọn núi Tử Kim
Trong hơn 3 tháng sống tại Nam Kinh năm 1912, Tôn Trung Sơn nhiều lần tới thăm ngọn núi Tử Kim. Một buổi sáng, ông đến thăm Hiếu lăng của Chu Nguyên Chương, vị vua khai quốc triều Minh mà ông rất sùng bái. Hôm đó đẹp trời, cảnh sắc núi Tử Kim giống như tranh vẽ. Khi đến một nơi gọi là Bán Sơn tự, lưng tựa vào núi, trước mặt là sông, phong cảnh vô cùng hùng vĩ, Tôn Trung Sơn cảm khái nói: “Địa thế nơi này còn tốt hơn cả thế Độc long phụ của Hiếu lăng, phía trước có sông, phía sau lại dựa núi, địa thế thực là hùng vĩ. Tôi thực sự không hiểu tại sao khi đó, Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương lại không chọn nơi này để xây dựng Hiếu lăng?”.
Người đi theo là Hồ Hán Dân nói: “Tiên sinh nói đúng. Địa thế nơi này đúng là tốt hơn hẳn so với Hiếu lăng. Nếu nói theo phong thủy, đây gọi là trước có gương chiếu, sau có chỗ dựa, hai bên trái phải có cát vây quanh, lại thêm sông Tần Hoài uốn lượn ở xung quanh, thực sự là một nơi đặt mộ hoàn hảo. Đây mới thực sự là 'đại phong thủy', còn Hiếu lăng của Chu Nguyên Chương thì chỉ là 'tiểu phong thủy' mà thôi”. Tôn Trung Sơn mới quay lại Hồ Hán Dân, cười nói: “Sau này tôi chết đi sẽ chôn tại chỗ này”.
Câu chuyện giữa Tôn Trung Sơn và Hồ Hán Dân hoàn toàn không phải là hư cấu mà do chính con trai cả của Tôn Trung Sơn là Tôn Khoa ghi chép lại nên khó nghi ngờ về tính xác thực của nó.
Thể theo nguyện vọng của vị “quốc phụ”, việc đặt mộ của Tôn Trung Sơn tại núi Tử Kim đã được định đoạt. Tuy nhiên, núi Tử Kim là một ngọn núi khá lớn, địa điểm mà Tôn Trung Sơn lựa chọn trong buổi đi săn hôm đó lại không được đánh dấu lại, cũng không ai nhớ được một cách chính xác. Vì vậy, sau khi Tôn Trung Sơn qua đời, việc lựa chọn vị trí đặt mộ một lần nữa lại trở thành vấn đề gây tranh cãi. Rốt cuộc, vị “quốc phụ” muốn được mai táng tại vị trí nào trên ngọn núi Tử Kim?
Theo những gì sử sách còn ghi chép lại thì thể theo nguyện vọng muốn được đưa về chôn cất tại Nam Kinh của Tôn Trung Sơn nên từ trước khi Ủy ban tổ chức tang lễ được thành lập, Ban Tổ chức tang lễ của Bắc Kinh đã cử Lâm Sâm, người từng giữ chức Chủ tịch Chính phủ Dân quốc đến Nam Kinh để tìm nơi có thể đặt mộ vị “quốc phụ”. Các cuộc thảo luận, khảo sát được tiến hành nhưng vẫn không ngã ngũ cho đến khi Tống Khánh Linh và Tôn Khoa, con trai trưởng vị “quốc phụ” lên núi Tử Kim ngay sau lễ truy điệu.
Vừa tới núi Tử Kim, Tống Khánh Linh lập tức tìm đến ngọn núi Hổ nằm ở phía tây Hiếu lăng. Nhiều người khi đó đã băn khoăn, vì sao trong lúc gấp rút như vậy, Tống Khánh Linh lại có thời gian để “thăm thú” phong cảnh mà không phải khảo sát vị trí đặt mộ đã được lựa chọn từ trước? Trước đó, Ủy ban tổ chức tang lễ nhận được một bức thư từ một người họ Tôn. Trong thư, ông này nói, ông ta là chủ nhân của ngọn núi Hổ nằm ở phía tây của Hiếu lăng, đồng thời bày tỏ nguyện vọng hiến ngọn núi đó để xây lăng mộ cho Tôn Trung Sơn. Vì vậy, Tống Khánh Linh ngay khi tới Tử Kim Sơn đã tìm tới ngọn núi Hổ này để “khảo sát thực địa”.
Tuy nhiên, sau khi quan sát một vòng ngọn núi Hổ, Tống Khánh Linh lắc đầu nói với những người đi cùng rằng, không thể lấy nơi này để xây lăng mộ được. Lý do: núi Hổ này thực chất là một ngọn đồi nhỏ nằm ở phía tây Hiếu lăng. Nói về phong thủy thì không phải không tốt, song tất thảy đều đã bị Hiếu lăng của Chu Nguyên Chương dùng hết. Núi Hổ thực chất chỉ đóng vai trò “tả Bạch hổ” cho Hiếu lăng, vì vậy địa thế khá thấp. Nếu như đặt lăng mộ Tôn Trung Sơn trên ngọn núi này thì hóa ra, vị “quốc phụ” cả đời chống phong kiến cuối cùng lại về nằm dưới chân một ông vua phong kiến vào loại khét tiếng nhất, điều đó chẳng phải là làm trò cười cho thiên hạ hay sao? Chính vì thế, dù người đàn ông họ Tôn rất có thịnh tình, song Tống Khánh Linh vẫn lắc đầu, quyết không chọn núi Hổ làm nơi chôn cất cho Tôn Trung Sơn.
Rời khỏi núi Hổ, Tống Khánh Linh lập tức lên núi Tử Kim, đi về hướng đông khảo sát ngọn núi Tiểu Mao. Núi Tử Kim có ba đỉnh, đỉnh núi chủ gọi là đỉnh Bắc Cao, đỉnh thứ hai hơi lệch về phía đông nam, gọi là Tiểu Mao, đỉnh thứ ba nghiêng về phía tây nam, gọi là núi Thiên Bảo. Trên đường đi, đoàn người phát hiện ra hai sườn núi nhỏ đều cao hơn so với Hiếu lăng của Chu Nguyên Chương. Cả hai đều có địa thế phong thủy rất đẹp. Vì vậy, trong ngày hôm đó, cả đoàn người thảo luận mãi vẫn chưa thể quyết định chọn nơi nào làm nơi đặt mộ của Tôn Trung Sơn.
Lúc bấy giờ ngoài ý kiến phải đặt mộ Tôn Trung Sơn cao hơn so với mộ của Chu Nguyên Chương, ngụ ý, công trạng của Tôn Trung Sơn to lớn hơn, vĩ đại hơn nhiều so với ông vua khai quốc triều Minh, còn có ý kiến đặt mộ của Tôn Trung Sơn lên đỉnh ngọn Tiểu Mao nằm trong khu vực núi Tử Kim, thể hiện ý nghĩa rằng, công trạng của vị “quốc phụ” còn cao hơn núi. Tuy nhiên, Tống Khánh Linh nhất quyết không đồng ý. Vị “quốc mẫu” khi đó nói rằng, việc đặt mộ Tôn Trung Sơn cao hơn mộ của Chu Nguyên Chương thì có thể, song đặt mộ trên đỉnh núi là không thích hợp. Hơn nữa, đó không phải là nguyện vọng của vị “quốc phụ” họ Tôn.
Ngày hôm sau, Tống Khánh Linh một mình đi từ sườn phía bắc leo lên đỉnh của ngọn núi Tử Kim, tiếp tục tìm kiếm nơi Tôn Trung Sơn từng lựa chọn làm nơi chôn cất cho chính mình. Khi từ đỉnh núi đi tới khu vực gần chùa Vạn Phúc ở núi Tiểu Mao, mọi người bỗng nhiên nhìn thấy một khung cảnh khác thường. Tống Khánh Linh cảm thấy địa thế khu vực này rất tốt, chính vì vậy đã quyết định lựa chọn nơi đây để đặt mộ Tôn Trung Sơn.
Ngoài ra, theo lời kể của nhiều người có mặt trong buổi “khảo sát phong thủy” hôm đó, khi đứng từ đỉnh Tử Kim nhìn xuống, họ còn phát hiện một nơi gọi là động Tử Hà, địa thế phong thủy rất tốt. Mọi người kiến nghị chọn nơi này làm nơi chôn cất Tôn Trung Sơn, tuy nhiên Tống Khánh Linh nói rằng động Tử Hà diện tích quá nhỏ, không phù hợp để xây dựng lăng mộ cho một vị “quốc phụ”. Nơi này sau đó đã được Tưởng Giới Thạch lựa chọn làm nơi chôn cất của mình. Tuy nhiên, khác với Tôn Trung Sơn, ngay sau khi tìm được nơi đắc địa, vị tổng thống họ Tưởng đã xây ngay một ngôi đình đặt tên là Chính Khí để “đánh dấu”, tránh để con cháu và người thân phải nhọc nhằn khảo sát tìm nơi chôn cất cho mình giống như Tôn Trung Sơn.
Vì sao Tống Khánh Linh lại chọn núi Tiểu Mao làm nơi đặt lăng mộ Tôn Trung Sơn? Các chuyên gia phong thủy cho rằng, vào thời nhà Minh, nơi có địa thế phong thủy tốt nhất của núi Tử Kim chính là nơi xây dựng Hiếu lăng của Chu Nguyên Chương với địa thế “Độc long phụ”. Tuy nhiên, cho tới thời điểm đầu thế kỷ 20, “vương khí” của địa thế Độc long phụ này đã suy yếu, núi Tiểu Mao trở thành nơi tụ khí long mạch của dãy Tử Kim.
Vậy, địa thế phong thủy của lăng mộ Tôn Trung Sơn tốt ở chỗ nào? Các nhà phong thủy khẳng định, đó là nơi “phía trước nhìn ra vùng sông nước phẳng lặng mênh mang, phía sau dựa vào ngọn núi sừng sững, khí thế hùng vĩ và tráng lệ”. Có thể khẳng định rằng, nếu như chọn xây lăng mộ thì không có nơi nào có thể có địa thế đẹp hơn ngọn núi Tử Mao. Từ đó, có thể thấy rằng, vị “quốc phụ” của Trung Hoa không chỉ có một tầm viễn kiến chính trị mà con mắt phong thủy cũng sâu sắc không kém bất cứ thầy phong thủy cao tay nào.
Cập nhật lần cuối: 8/3/2017 4:20:50 PM
6/7/2024 4:34:51 PM
5/30/2024 11:01:14 AM
5/29/2024 9:35:58 PM
5/29/2024 11:17:59 AM
5/29/2024 10:48:41 AM
5/29/2024 10:35:02 AM
5/29/2024 10:24:00 AM
5/29/2024 10:14:13 AM
5/29/2024 9:51:22 AM
5/29/2024 9:44:51 AM
1/18/2024 9:13:23 AM
1/4/2023 6:53:35 PM
1/4/2023 6:34:49 PM
8/23/2022 12:06:12 PM
8/23/2022 12:04:17 PM
8/22/2022 10:58:06 PM
8/22/2022 10:54:13 PM
8/22/2022 10:20:15 PM
7/2/2022 12:18:41 PM
6/3/2022 4:21:12 PM
5/28/2022 12:30:39 PM
5/16/2022 4:05:03 PM
5/7/2022 10:53:23 PM
6/26/2021 10:33:48 AM
6/6/2021 7:19:49 PM
1/4/2020 7:44:50 PM
6/24/2019 5:59:46 PM
6/24/2019 5:52:48 PM
4/21/2019 10:05:24 AM
2/14/2018 7:27:14 PM
2/14/2018 4:28:50 PM
9/4/2017 11:13:41 AM
6/30/2017 10:02:24 PM
6/29/2017 11:58:41 AM
6/24/2017 4:25:15 PM