Về cơ bản Phong Thủy là một bộ môn khoa học về môi trường sống, là những lời diễn dịch của người Trung Quốc xưa về thế giới tự nhiên với mục đích giúp họ xây dựng ...nên một hệ thống canh tác hiệu quả.

 

I.  Khái Niệm Phong Thủy

 

khai-niem-phong-thuy

 

Về cơ bản Phong Thủy là một bộ môn khoa học về môi trường sống, là những lời diễn dịch của người Trung Quốc xưa về thế giới tự nhiên với mục đích giúp họ xây dựng ...nên một hệ thống canh tác hiệu quả. Ngoài ra với ý nghĩa sâu xa hơn... Phong Thủy còn chứa dựng những kiến thức, hiểu biết về sự chuyển động của các thiên thể mà người Trung Quốc đã nghiên cứu để xác định đường đi của thời gian. Qua nhiều thế kỷ, những lý lẽ diễn dịch này càng phức tạp và được ghi chép lại bằng chữ viết và được lưu truyền đến ngày nay.


           Ở Trung Quốc, khoa Phong Thủy chi phối toàn bộ cuộc sống nhân sinh. Bằng cách thấu hiểu các khái niệm căn bản về Phong Thủy, chúng ta có thể chọn ra các mô hình về thiết kế, những hình ảnh và biểu tượng đầy ý nghĩa từ chính nền văn hoá của mỗi dân tộc để hỗ trợ cho đời sống tinh thần của dân tộc đó.

          Ngày nay về mặt thực hành, Phong Thủy cho chúng ta các lời khuyên về cách kiến tạo ra một môi trường sống thoải mái và tích cực. Những yếu tố bất thường trong đời sống hiện đại đang ngày càng gia tăng sức huỷ hoại và vì vậy ngày càng có nhiều người tìm đén các cách sống khác, mong rằng có thể lấy lại thế quân bình cho đời sống cá nhân và những người thân của họ.

 

 

Thuật phong thủy không những giúp ta biết được vị trí thuận lợi nhất đối với ta mà còn chỉ cho ta cách bài trí, chọn mầu sắc và kiểu dáng để hỗ trợ cho chúng ta trong cuộc sống. Việc thể hiện những lý thuyết của thuật Phong Thủy vào cuộc sống chắc chắn sẽ mang lại những lợi ích cụ thể cho chúng ta, cho dù chúng ta chỉ mới hiểu  biết sơ qua về chúng.

 


          Các kiến thức Phong Thủy chủ yếu mang đến cho chúng ta cơ hội được sống khoẻ mạnh, hạnh phúc và sung túc vì ý nghĩa căn bản của Phong Thủy là giữ gìn và duy trì một cuộc sống hài hoà với môi trường xung quanh ta. Hiểu biết về Phong Thủy có thể giúp chúng ta tự đặt mình vào những vị trí có lợi nhất trong môi trường sống của mình. Việc chọn nơi làm văn phòng cũng như các thiết kế nội thất sẽ ảnh hưởng đến mỗi chúng ta theo chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực.

Khi hiểu biết nhiều hơn về cuộc sống của mình và bắt đầu có ý thức tích cực thay đổi những nhân tố gây khó chịu cho chúng ta thì cũng đồng thời chúng ta đã bắt đầu hiểu rõ chính bản thân và vai trò của mình trong bối cảnh rộng lớn hơn.

 

 

II. Vai trò của phong thuỷ và các yếu tố khác

 

NHẤT MỆNH, NHÌ VẬN, TAM PHONG THỦY, TỨ ÂM ĐỨC, NGŨ ĐỘC THƯ

 

        Phong Thuỷ là môn khoa học tổng hợp của các môn khoa học thực nghiệm và lý thuyết khác như vật lý địa cầu, thuỷ văn địa chất, vũ trụ tinh thể học, khí tượng học, môi trường học và kiến trúc.

Người vận dụng phải có kiến thức tổng hợp, biết xem xét thiên nhiên môi trường, cải tạo nó thành môi trường tối ưu cho con người sinh sống để phát triển tốt đẹp. Đích cuối cùng của Phong Thuỷ phải là Thiên - Nhân - Địa hợp nhất, con người đạt đến cái đích thấu hiểu những quy luật của trời đất và sống hoà hợp với những quy luật ấy. Từ trước đến nay những quy luật của thiên nhiên, của trời đất vũ trụ vẫn vô tư tồn tại, chỉ có con người duy ý chí mới cho rằng mình sống không cần phụ thuộc vào nó nên vô tình đã phạm phải những điều gây tai hoạ cho chính bản thân con người
Ngoài ra còn kết hợp với các phương pháp cải biến vận mệnh khác :

Đổi danh tính : Danh tính có vai trò rất quan trọng bởi đó là nhân tố thường xuyên tác động đến bản mệnh. Cái tên gọi mỗi ngày sẽ có tác dụng to lớn đến quá trình cải tạo vận mệnh.Vì vậy khoa tính danh học đã phát triển, sử dụng Âm Dương, Ngũ Hành bổ trợ cho vận mệnh. Để biết mệnh của mình thiếu Hành gì phải dùng môn Bát Tự để xem xét, sau đó đặt lại tên để bổ cứu.

Y phục và đồ vật đi kèm : Trên cơ sở xem xét bản mệnh thiếu loại ngũ hành gì có thể sử dụng loại màu sắc quần áo, trang phục, xe cộ,... để có Ngũ Hành phù hợp bổ trợ cho chỗ thiếu của mệnh. Ví dụ, mệnh thiếu hành Hoả có thể dùng quần áo nhiều màu hồng, đỏ, xe cũng nên dùng màu đỏ sẽ bổ cứu cho mệnh tốt hơn. Các dụng cụ đồ vật đi kèm cũng nên dùng Ngũ Hành phù hợp, như mệnh cần hành Kim nên dùng nhiều đồ trang sức kim loại, vàng bạc. Mệnh cần hành Thổ nên dùng nhiều loại đá quý, ngọc.

Sử dụng phương hướng phù hợp : Căn cứ Ngũ Hành của bản mệnh, xem xét bản mệnh hợp với phương vị nào thì nên sinh sống lập nghiệp ở phương vị đó sẽ tốt hơn là sinh sống lập nghiệp ở phương vị không phù hợp. Ví dụ, mệnh cần hành Hoả thì nên sinh sống ở phương Nam, ở nhà hướng Nam, văn phòng hướng Nam. Mệnh cần hành Kim thì nên sinh sống ở phương Tây, ở nhà hướng Tây, văn phòng hướng Tây.

 

 

 

 

 

Làm việc thiện : Có câu “một việc thiện giải trăm việc ác”. Theo quan điểm của Đạo Phật, tích đức hành thiện sẽ thay đổi nghiệp quả ác từ đời trước, tạo nên những nghiệp thiện và nếu làm nhiều có thể báo ứng ngay hiện tại góp phần cải thiện vận mệnh. Các việc thiện có rất nhiều như giúp người khó khăn, chữa bệnh, làm đường xá cầu cống, ủng hộ thiên tai, hiến máu nhân đạo,...Thực tế cho thấy hạnh phúc lớn lao của con người chỉ đạt được khi mà hạnh phúc ấy được chia sẽ với những thành viên khác trong cộng đồng.

 

 

 

 

 

Sử dụng các con số phù hợp : Ngũ Hành của bản mệnh cần bổ cứu hành gì thì sử dụng các con số phù hợp để bổ trợ. Các con số thường sử dụng như số nhà, số điện thoại, biển số xe,...Đại diện ngũ hành của các con số như sau : Số 1,2 thuộc Mộc, số 3-4 thuộc Hoả, số 5-6 thuộc Thổ, số 7,8 thuộc Kim, số 9,0 thuộc Thủy.

Chọn nghề nghiệp phù hợp : Căn cứ ngũ hành cần thiết cho bản mệnh mà chọn nghề nghiệp cho phù hợp,. Như mệnh cần hành Thổ nên làm về những ngành nghề thuộc Thổ như sản xuất nông nghiệp, kiến trúc, xây dựng, bất động sản.

Chọn vợ chồng và bạn bè, đối tác làm ăn phù hợp : Nên chọn những người có Ngũ Hành bản mệnh phù hợp và bổ trợ tốt cho ngũ hành của bản thân mình. Đặc biệt là người vợ, chồng chung sống suốt đời có vai trò vô cùng quan trọng, vì thế cần phải chọn lựa cẩn thận trước khi tiến đến hôn nhân. Các phương pháp trên sẽ được khảo luận cụ thể ở các mục tương ứng.

 

III. Các trường phái phong thủy

 

Theo triết học Phương Đông thì tất cả mọi việc trên đời đều lấy nguyên lý Thiên - Địa - Nhân làm chuẩn. Theo nguyên lý này thì con người là sản phẩm điển hình nhất của Thiên - Địa, con người luôn là trung tâm của vũ trụ. Sống trên đời, con người luôn hoà hợp với Thiên, Địa, đó là bản chất của việc cầu lành tránh dữ, đem lại hạnh phúc mà may mắn cho con người. Thiên - Nhân tương hợp thì phúc đến, ngược lại thì mang lại nhiều rủi ro. Nói một cách khác, con người phải hoà hợp với thiên nhiên, trời đất thì mới trường tồn và hạnh phúc.Các trường phái khác nhau có những căn bản suy luận khác nhau để ứng dụng vào Phong Thuỷ. ta đi cụ thể hơn như sau :

+ Phái Bát Trạch dùng mệnh cung phối với hướng để xác định hoạ phúc. Như vậy, đó là sự xác định Thiên Khí phối hợp với Nhân khí để đem lại sự hoà hợp. Đó là nguyên lý Thiên - Nhân tương hợp.

+ Phái Huyền Không căn cứ sự luân chuyển của các luồng khí trong vũ trụ mà cụ thể là sự vận hành các Phi Tinh trên địa bàn để xác định hoạ phúc chi phối mọi vật trên trái đất. Đó chính là sự nghiên cứu các quy luật vận động vũ trụ, sự phối hợp giữa Thiên Khí và Địa Khí để xác định hoạ phúc. Đó là nguyên lý Thiên - Địa tương phối. Tuy nhiên phái này xem nhẹ ảnh hưởng của Thiên Địa khí đến yếu tố Nhân tức bản thân con người. Xem ra quyền lực của Thiên - Địa có vai trò tuyệt đối lớn.

+ Các phái khác chủ yếu nghiên cứu sự vận hành của Địa Khí (như một số phái Huyền thuật chuyên nghiên cứu các huyệt vị và âm phầm) và một số yếu tố Nhân vận dụng vào cải biến Phong Thủy (Dương trạch Tam Yếu).

Tựu trung lại, Phong Thủy cũng như các môn khoa học huyền bí khác đều có đặc điểm dễ học nhưng rất khó tinh tường, dễ sai lệch, đòi hỏi kinh nghiệm rất tốt mới có thể đem khả năng ra giúp đời, giúp người. Nhiều khi sách vở chỉ là căn bản, cần biết vận dụng phối hợp các lý thuyết, các trường phái chi hiệu quả. Có như vậy mới mong ứng dụng Phong Thủy được tốt đẹp cho cuộc sống.

 

 

IV.  Năm đặc tính của phong thuỷ hiện đại

Phát triển phải đi đôi với bền vững, chịu tác động và hướng tới môi trường thiên nhiên, xã hội và kinh tế của một vùng, một không gian cụ thể, chứ không hề là những con số chung chung. Phong thủy được xem như một thành tố có tính gạch nối giữa truyền thống và hiện đại trong kiến trúc và đời sống. Đối tượng nghiên cứu và tác động của kiến trúc và phong thuỷ đều là con người, do vậy phát triển bền vững được hiểu là khái niệm kép, tuy hai mà một. Điều này tương đồng với năm đặc tính của khoa học phong thuỷ hiện đại đã được tổng kết, đó là:

 

Tính tổng hợp: xem xét rất nhiều phương diện như địa chất, thuỷ văn, khí hậu, cảnh quan, nhân trắc... để tạo lập môi trường sống tốt nhất. Điều này tương tự với khâu khảo sát hiện trạng và đề ra giải pháp thích ứng với khí hậu trong thiết kế kiến trúc, xử lý kết cấu và kỹ thuật liên quan.

 

Tính linh hoạt: khi gặp các thế đất bất lợi thì luôn có các giải pháp khắc phục từ ngoài vào trong, từ tổng thể đến chi tiết. Ngôi nhà hợp phong thuỷ là ngôi nhà có giải pháp ít tàn phá môi trường, tận dụng các lợi điểm và hạn chế các bất lợi của thiên nhiên.

 

Tính quân bình: phong thuỷ luôn nêu cao tính cân đối giữa các thành phần nhà và đất, nhà và con người sao cho hài hoà, không quá thiên lệch, tạo sự cân bằng âm dương, động tĩnh trong môi trường ở. Cần xác định rằng, cân bằng không phải là tình trạng chia đều mà là cân bằng động, tuỳ theo trường hợp cụ thể. Vấn đề là xem xét phần nào cần chính, phần nào phụ, có điểm nhấn.

 

Tính ổn định: phong thuỷ ở Việt Nam phát xuất từ cuộc sống cư dân nông nghiệp, do đó chọn đất cất nhà luôn hướng đến bình ổn hiện tại và tương lai, mong đời sau được phát triển vững bền. Ngôi nhà của người Việt gắn chặt với cộng đồng, tính ổn định trong quan hệ khá cao (chị em xa không bằng láng giềng gần, buôn có bạn bán có phường)...

 

Tính văn hoá: các bố trí phong thuỷ luôn xem trọng yếu tố gia đình và đời sống tinh thần, có một chủ nhân cụ thể chứ không có ngôi nhà xếp đặt phong thuỷ chung chung. Phong thuỷ cũng là một “liệu pháp” tâm lý hiệu quả và đề cao yếu tố tâm linh, tưởng nhớ tổ tiên, kết nối thế hệ trong nếp nhà Việt.

 

Muốn hiểu biết thấu đáo Phong Thủy phương Đông không thể không nghiên cứu sâu về Kinh Dịch, cùng các khái niệm về Đạo, Âm Dương, Ngũ Hành, Bát Quái, Hình, Ý, Khí, Long Mạch, tuổi tác, hướng thích hợp theo tuổi và giới tính, ý nghĩa về màu sắc theo quan niệm phương Đông. Quan niệm về “khí” rất quan trọng trong khoa địa lý cũng được người phương Tây thấu hiểu, xem nó tương đương với cái mà khoa học gọi là “năng lượng” vận chuyển trong vũ trụ và con người. Ngoài ra họ còn phải đào sâu tìm hiểu thêm về các trường phái Phong Thủy khác nhau như phái Địa Lý (thiên về “hình”), phái Bát Trạch (nặng về “hướng”), phái Mật Tông (nghiêng về “ý”) v.v...

     Trong khoa học hiện đại ngày nay, nghiên cứu địa học là môn khoa học rất phong phú, các phân chỉ khoa học cũng rất nhiều, như: địa lý học, địa chất học, địa từ học, địa hình học, hoá học địa cầu, vật lý địa cầu, địa nhiệt học, v.v… Những tri thức này chắc chắn sẽ giúp ta rất nhiều để nghiên cứu thuật phong thuỷ. Sự phát triển của thuật phong thuỷ Trung Quốc đòi hỏi phải đưa vào những tri thức của các môn khoa học mới này. Chỉ có thế mới có thể phát ra ánh hào quang của sức sống.

 

MÔI TRƯỜNG PHONG THỦY – QUAN NIỆM MÔI TRƯỜNG PHONG THỦY TRUYỀN THỐNG PHƯƠNG ĐÔNG

 

 

Môi trường phong thủy gồm 4 yếu tố:

Ánh sáng và độ ẩm – Khí hậu và thời tiết - Địa hình cảnh quan núi non, ao hồ, sông ngòi, đường xá, rừng, đồi, đầm lầy…) – Các công trình kiến trúc khác xung quanh khu vực có tác động tới công trình kiến trúc ta xét đến (nhà cửa, cầu cống, đường xá, công sở, công viên…)

Môi trường phong thủy tốt là một Môi Trường có quan hệ hài hoà sinh động với những tác động mang tính tích cực đối với công trình kiến trúc ta đang xét. Mt đó phải phù hợp những nguyên lý phong thủy cơ bản đặt ra đồng thời phải xử lý hài hoà và phù hợp với tổng thể chính môi trường đó.

 

Những nguyên lý phong thủ cơ bản cho một MTPT tốt:

-                     Cao ráo, thoáng đãng lưu thong không được thấp trũng, ẩm thấp, tù đọng (miền bình dương). Với miền sơn cước phải kín gió, bình thản.

-                      Đủ ánh sáng, không khí trong sạch, yên tĩnh tránh bị ồn ào, tối tăm, ô nhiễm.

-                     Không được quá gần những công trình lớn, khiến cho công trình ta đang xét rơi vào thế khuất lấp, bị chèn ép.

-                     Không bị các luồng khí xung xạ trực diện gây ra sát khí cho công trình đang xử lý như bị những con đường, bị khoảng hở giữa hai dãy nhà cao tầng đâm thọc vào hay bị các góc nhọn của các công trình khác mạnh hơn, lớn hơn tác động tới.

 

Xử lý phù hợp và hài hoà:

Chính bản thân công trình phải được xử lý tốt để đảm bảo tính hài hoà đối với cảnh quan môi trường. Tính hài hoà đó dựa trên nguyên lý ngũ hành tương sinh – tương khắc và nguyên lý hệ thống chỉnh thể.

1/ Nếu chủ khí của ngôi nhà có ngũ hành ngang hoà hoặc được ngũ hành của môi trường tương sinh là tốt, nếu bị ngũ hành của môi trường tương khắc là hung.

2/ Trên nguyên lý hệ thống thì ngôi nhà( Công trình ta đang xét) phải đảm bảo phù hợp với quần thể kiến trúc nơi đó như:

- Nếu quần thể kiến trúc xung quanh đó thấp thì CT của ta không được cao vọt lên, như thế gọi là ( Độc Cô Phong) sẽ hứng mọi bức xạ xấu của vũ trụ. Muốn xây dựng cao vọt lên thì phải tự mình tạo thành một quần thể lớn.

- Nếu tất cả quần thể kiến trúc xung quanh thẳng hàng thì một mình CT của ta không được nhô ra, sẽ hứng sát.

- Những CT quần thể xung quanh có ngũ hành trái ngược tương phản, khắc chế hình thể của công trình ta đang xét cũng là cách xấu

 

Tứ linh:

Đây là quan niệm về một môi trường phong thủy truyền thống của triết học cổ phương Đông.

TL thực chất là 4 linh vật: Long – Ly – Quy  - Phượng

Long : Rồng-Thanh Long

Ly: Lân-Kỳ Lân - Bạch Hổ

Quy: Rùa đen-Huyền Vũ

Phượng: Phượng hoàng – Chu tước (con sẻ đỏ)

          Trong đó về mặt phương vị:

Thanh long ở bên trái - tả

Bạch hổ ở bên phải - hữu

Chu tước ở đằng trước – án

Huyền vũ ở phía sau - chẩm

          Tả Thanh Long  - Hữu Bạch hổ - Tiền Chu tước - Hậu Huyền Vũ

Một thế đất tốt phải đảm bảo phía sau có núi cao dầy có chỗ tựa vững chãi. Hai bên phải trái phải có hai dãy núi bao bọc ôm vào, nhằm che chắn không cho không khí thoát đi.

Phía trước mặt ngoài song hồ ra còn phải có một ngọn núi hay quả đồi thấp, viên phương tú mĩ án ngữ không cho những dòng nước hay những luồng khí xung xạ trực diện.

 

Một địa thế như thế được gọi là một môi trường lý tưởng.

Tuy nhiên địa thế lý tưởng ở đay cũng đòi hỏi phải thanh tú ngay ngắn đẹp đẽ. Nếu có địa thế như trên mà vẹo lệch tan lở, khuyết hãm xô lệch thì vẫn chủ về xấu.

Sách giới thiệu về Quản Lộ (Phong thủy sư chuyên về trường phái Loan Đầu - trường phái hình thể) có một đoạn viết rằng:

Quản lộ rất giỏi suy đoán quái dị của Địa Lý. Một bận ông đi qua mộ địa Vô Khưu Kiệm có than rằng:

Cây cối tuy xanh tốt, nhưng hình thế không bền, văn bia tuy lời lẽ đẹp nhưng không có hậu để giữ gìn.

Huyền Vũ giấu đầu, Thanh Long cụt chân, Bạch Hổ ngậm xác chết, Chu tước đau khổ mà khóc. Tứ phía lâm nguy đều có đủ, theo cách địa này ắt cả họ bị diệt vong, bất quá 2 năm chuyện này xảy ra. Sau quả nhiên ứng nghiệm.

Một môi trường TL  lý tưởng còn phải đẹp đẽ hài hoà.

 

Thanh  Long liên quyển vu tả             Rồng xanh uốn múa bên tay tả

Bạch Hổ mãnh cứ vu hữu                  Hổ trắng bên hữu ngồi giữ thế đà

Chu Tước phấn dực vu tiền               Sẻ đỏ cánh tung mừng trước mặt

Linh thú quyển thủ vu hậu                  Rùa đen nằm cuộn phía sau nhà

 

PHONG THUỶ ỨNG DỤNG TRONG KIẾN TRÚC

 

Trong khoa phong thuỷ công trình kiến trúc là một cơ thể sống, khi đã hình thành và tồn tại tức là có đời sống riêng thi luôn có tương tác ảnh hưởng đến người ở trong đó. PTKT nghiên cứu phương pháp tạo ra sự tương tác hài hoà giữa đời sống con người với ngôi nhà để con người ở trong đó khoẻ mạnh, công việc phát triển thuận lợi theo chiều hướng tốt. Do đó thiết kế kiến trúc phải kết hợp với yếu tố phong thuỷ đó chính là trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp của người thiết kế kiến trúc.

I.      Khái niệm, các yêu cầu và tiêu chí

1.                 Khái niệm về kiến trúc.

Kiến trúc là một khoa học và nghệ thuật tổ chức không gian sống, xây dựng công trình, trang hoàng nhà ở. Tạo ra một môi trường sống có điều kiện tốt thoả mãn các yêu cầu về vật chất và tinh thần cho con người.

2.                 Các yêu cầu cơ bản.

a.                 Thích dụng

-                     Tiện nghi, hợp lý, có lợi ích.

-                     Đủ phòng, thiết bị, thuận tiện cho sinh hoạt

-                     Đủ diện tích, khối tích, thong thoáng, chế độ nhiệt ẩm phù hợp, đủ sáng, tốt cho sức khoẻ.

b.                 Bền vững: Gồm độ bền của cấu kiện, độ ổn định của kết cấu, độ bền lâu của công trình.

c.                   Mỹ quan đẹp, truyền cảm, hướng tới cái chân, thiện, mỹ

d.                 Kinh tế: Đầu tư đúng, quy mô phù hợp, kế hoạch hợp lý. Sử dung kết cấu vật tu phù hợp, tiết kiệm, áp dung tiến bộ kỹ thuật.

3.                 Ba tiêu chí:

a.                 Công năng: Phải thực dung tiện nghi tuỳ theo mục đích công trình tạo nên các hình thức khác nhau của công trình, phù hợp với yêu cầu đẻ sử dung công trình được thuận tiện nhất. VD công trình làm trường học phải rộng rãi, đủ ánh sáng, thoáng, yên tĩnh. Công trình làm nhà ở phải có các phòng vừa đủ rộng, buồng ngủ yên tĩnh riêng biệt, phòng thờ trang trọng, tĩnh, phòng ăn sạch sẽ thuận tiện…

b.                 Kỹ thuật: lựa trọn các điều kiện vật chất kỹ thuật, các giải pháp kết cấu, phương thức xây dựng, các công nghệ và kỹ thuật áp dung sao cho hoàn thiện nhất.

c.                  Hình tượng: Hình tượng Kiến Trúc bao gồm sự sắp xếp bố trĩ không gian và sử lý các mảng khối của công trình sao cho tạo ra cái đẹp, cái cao cả. Công trình KT phải tạo nên hiệu quả, nghệ thuật, mỹ cảm và giá trị tinh thần.

Tuy nhiên có rất nhiều hệ thống các ngôi nhà dù đã đảm bảo các yêu cầu trên nhưng người ở trong đó vẫn bị bệnh tật ốm yếu làm ăn suy thoái, hay gặp tai nạn, hoả hoạn, cháy nổ…Những ngôi nhà như vậy phải tìm đến những hướng giải quyết khác mà những tiêu chí của thiết kế kiến trúc không thể xử lý được.

Nhà ở là nơi con người sinh sống, ăn ở, nghỉ ngơi, cao hơn là thể hiện đời sống tâm linh ( ban thờ, phòng thờ) do đó nó phải tạo ra sức khoẻ, sự thoải mái tinh thần, thuận trong công việc. Đó phải là một môi trường hoà hợp với thiên nhiên trời đất, yếu tố này trong kiến trúc chưa đề cập đến, đó chính là yếu tố phong thuỷ.

 ĐỊA LỢI - Người chiếm được địa lợi giữ được bá nghiệp (Bạch Huyết)

 

 

 

 

 

 

Ghi vào ô bên dưới nếu bạn cần Tư Vấn Cách dùng Đúng và Đủ

Cập nhật lần cuối: 8/3/2017 5:11:12 PM

Về trang trước Bản in Gửi email

Tin xem nhiều nhất

Sản phẩm
Tin tức
Tìm kiếm

Liên hệ