Để níu giữ ngai vàng đang bị đe dọa bởi sự phản đối của lực lượng tiến bộ và dân chúng, Viên Thế Khải đã nghe theo lời một thầy phong thủy cao tay, xây dựng nhà vệ sinh nằm ngay ở cửa ra vào cung điện Tân Hoa để “sửa chữa bố cục phong thủy” Tử Cấm Thành.
1. Sau khi Viên Thế tuyên bố nhậm chức Đại Tổng thống Trung Hoa Dân Quốc vào cuối năm 1913, toàn bộ hoàng thất triều đình nhà Thanh ngay lập tức bị đuổi khỏi Trung Nam Hải (nay chính là trụ sở tòa nhà chính phủ của Trung Quốc). Từ trụ sở Bộ Lục quân đặt tại ngõ Thiết Sư Tử, Viên Thế Khải chuyển đến Trung Nam Hải, văn phòng được đặt tại Cư Nhân Đường.
Cho tới 11/12/1915, Viên Thế Khải quyết định xưng đế, lập lại nền quân chủ, dự tính đến ngày 1/1/1916 sẽ chính thức lên ngôi. Đến ngày 31/12, Ban Chuẩn bị đại lễ xưng đế của Viên Thế Khải chính thức tuyên bố, từ năm sau, năm 1916 sẽ chính thức có tên là năm Hồng Hiến thứ nhất. Cùng ngày hôm đó, Viên Thế Khải cũng đổi tên Phủ Tổng thống ở Trung Nam Hải trở thành Cung Tân Hoa, chuẩn bị cho sự ra mắt của đế chế Hồng Hiến vào ngày hôm sau.
Thông tin Viên Thế Khải xưng đế, khôi phục lại nền quân chủ ngay lập tức gặp phải sự phản đối quyết liệt trong dân chúng. Đầu tiên, Tiến bộ đảng của Lương Khải Siêu liên kết với Đảng Cách mạng Trung Hoa của Tôn Dật Tiên, thành lập năm 1914 vận động cuộc phản đế chế. Hưởng ứng lời hiệu triệu của hai đảng, các tỉnh là Tứ Xuyên, Quảng Đông, Quảng Tây, Hồ Nam... đều có phong trào chống đối Viên Thế Khải.
Cũng khoảng thời gian đó, Thái Ngạc (nguyên Đô đốc Vân Nam), từ Bắc Kinh lén về Vân Nam, họp bàn với Đô đốc Vân Nam là Đường Kế Nghiêu đánh điện xin Viên Thế Khải từ bỏ đế chế, rồi tuyên bố Vân Nam độc lập. Sau đó, Tứ Xuyên cựu Tổng đốc Giang Tây là Lý Liệt Quân cũng mang quân đi lấy Quảng Đông. Viên Thế Khải liền sai Tào Côn, Ngô Bội Phu đem quân chống Thái Ngạc; sai Long Tế Quang đem quân đi chống Lý Liệt Quân. Nhưng vì quân đội không ủng hộ Viên Thế Khải nữa, nên không thu được kết quả...
Tiếp theo đó các tỉnh Quý Châu, Quảng Tây, Chiết Giang, Hồ Nam, Thiểm Tây,... cũng lần lượt tuyên bố độc lập. Hạ bộ của Viên Thế Khải là Đoàn Kỳ Thụy, Phùng Quốc Chương cũng theo phe cộng hòa mà phản đối đế chế của Viên Thế Khải. Vào thời điểm khó khăn nhất kể từ khi biết cầm quân tới nay, Viên Thế Khải không còn cách nào khác đã phải cầu trợ đến những chuyện bói toán, phong thủy nhằm níu giữ nền đế chế vừa mới được thiết lập của mình.
Lúc bấy giờ, Viên Khắc Định, con trai cả của Viên Thế Khải, giờ đây đã là Thái tử đã tiến cử một thầy phong thủy có tên Giả Hưng Liên. Theo lời Viên Khắc Định thì Giả Hưng Liên là một thầy phong thủy cực kỳ cao tay vì vậy, Viên Thế Khải đã quyết định hạ chỉ cho gọi Giả Hưng Liên vào cung để xem phong thủy cho mình. Rất nhanh sau đó, Giả Hưng Liên phụng chiếu chỉ của Hoàng đế Hồng Hiến vào cung.
Bản thân Viên Thế Khải là một người rất mê phong thủy, ông ta cũng tiếp xúc với không ít các thầy phong thủy trong thiên hạ. Vì vậy, khi nghe lời giới thiệu của con trai, Viên Thế Khải vẫn muốn tự mình kiểm chứng tài năng của thầy phù thủy họ Giả này là thật hay giả. Khi Giả Hưng Liên được đưa vào phòng làm việc của Viên Thế Khải đã khiến vị Hoàng đế mới lên ngôi cảm thấy thú vị.
Thông thường, các thầy phong thủy thường đội mũ chỏm, mặc áo dài, tay cầm la bàn bát quái thế nhưng Giả Hưng Liên thì hoàn toàn không. Y mặc quần áo kiểu tây, đi giày tây và không mang theo la bàn bát quái. Giả Hưng Liên giới thiệu, y không chỉ thừa kế thuật xem phong thủy của một dị nhân truyền cho mà còn từng du học nước ngoài, biết nói tiếng Anh.
Trước nay chỉ tiếp xúc với các thầy phong thủy “truyền thống”, đây là lần đầu tiên Viên Thế Khải được gặp một thầy phong thủy theo lối “Tây học”, cảm thấy rất thú vị. Sau khi nói chuyện một hồi về chuyện phong thủy từ xưa tới nay, Viên Thế Khải đã gật gù quyết định để Giả Hưng Liên xem phong thủy cho Tử Cấm Thành, hòng cứu vãn ngôi báu của mình.
2. Theo lệnh của Viên Thế Khải, Giả Hưng Liên mất tới 3 ngày đi khắp các ngõ ngách của Tử Cấm Thành để nghiên cứu tỉ mỉ phong thủy của nơi này. Ba ngày sau đó, Giả Hưng Liên bẩm báo với con trai của Viên Thế Khải là Viên Khắc Định nói, bố cục của Tử Cấm Thành được sắp xếp và bố trí theo Tinh tú tam viên, bao gồm Thái Vi Viên, Tử Vi Viên và Thiên Thị Viên.
Trong đó Tử Vi Viên là trung tâm, còn gọi là Tử Vi Cung nằm ở phía đông bắc của sao Bắc Đẩu. Vì vậy, có thể nói đây vẫn là nơi ở của bậc đế vương. Khi mới xây dựng Tử Cấm Thành, ở phía nam của Thái Vi Viên xuất hiện ba vì sao, được gọi là Tam Tọa Môn, bao gồm Đoan Môn, Hữu Dịch Môn và Tả Dịch Môn. Vì vậy để ứng với các vì sao trên trời, phía trước của Tử Cấm Thành cũng được xây theo thế Tam Tọa Môn, tức cửa Đoan Môn và hai cửa Hữu Dịch Môn và Tả Dịch Môn nằm ở hai phía đông tây của cửa Ngọ Môn.
Tại vị trí trung tâm của Tử Cấm Thành là một đường trục thẳng, bắt đầu từ cửa Vĩnh Định ở bên ngoài thành, đi qua cửa Chính Dương bên trong thành, rồi xuyên qua Trung Hoa Môn ở quảng trường cung đình, tiếp đó nó đi qua Thừa Thiên Môn của hoàng thành (tức Thiên An Môn ngày nay). Bên trong Thừa Thiên Môn có Đoan Môn, bên trong Đoan Môn lại có Ngọ Môn.
Ở hai bên đông tây của đường trục này là Thiên Đàn và Sơn Xuyên Đàn (sau đó đổi tiên thành Tiên Nông Đàn). Sau khi qua cửa Ngọ Môn, tất cả các tòa nhà xây dựng đều được sắp xếp theo lối cân xứng. Ở vị trí trung tâm nhất chính là ba tòa điện của triều đình nhà Thanh, tức Điện Thái Hòa, Trung Hòa và Bảo Hòa, tất cả các tòa điện này đều nằm trên đường trục thẳng kể trên.
Nói đến đây, Giả Hưng Liên mới gật gù nói với Viên Khắc Định: “Tử Cấm Thành được xây dựng từ đời nhà Nguyên, sau đó trải qua sự tu sửa của hai triều Minh và Thanh vì vậy, kết cấu của nó có thể nói là cực kỳ hoàn mỹ, có thể giữ cho giang sơn của đế vương bền vững hàng ngàn đời. Tuy nhiên, xem qua khắp một lượt sự bố trí sắp xếp trong Tử Cấm Thành thì chính cánh cửa cửa Tân Hoa Cung là khí không tụ được vì vậy, sau khi sau khi lên ngôi khó mà tránh khỏi những khó khăn”.
Viên Thế Khải nghe thấy vậy vội vàng hỏi: “Vậy có cách nào có thể chữa được khuyết điểm nay không?”. Giả Hưng Liên nói: “Biện pháp thì có, chỉ cần xây dựng một nhà vệ sinh ở phía tay trái của cửa Tân Hoa Cung để nó hút phần khí xấu đi thì mọi vấn đề sẽ được giải quyết”. Viên Khắc Định giãy nảy: “Xây một cái nhà xí ngay bên cạnh Phủ Tổng thống e là không được hay ho cho lắm”.
Giả Hưng Liên nói: “Sự đẹp đẽ chỉ là biểu hiện bề ngoài, còn nội tại bên trong thì vẫn phải dựa vào khí. Nếu như khí mà không vượng thì đẹp đẽ cũng chẳng có tác dụng gì”. Để lời nói của mình thêm thuyết phục, Giả Hưng Liên lấy ngay một ví dụ, nói: “Ngọn núi Lệ Sơn ở Thiêm Tây phong cảnh có thể nói là tuyệt mỹ, tuy nhiên, ở nơi đây không có nơi nào có địa thế đẹp, thậm chí toàn là nơi đất hung hiểm”.
Thấy Viên Khắc Định chăm chú lắng nghe, Giả Hưng Liên nói tiếp: “Thời nhà Đường, vua Đường Huyền Tông cho xây dựng một tòa hành cung ở Lệ Sơn, sau đó thường xuyên đem Dương Ngọc Hoàn tới đây hưởng lạc. Sau đó An Lộc Sơn tư thông với Dương Quý Phi rồi đem binh nổi loạn. Người đời sau đều cho rằng, loạn An Lộc Sơn có liên quan đến tòa hành cung xây dựng trên ngọn núi Lệ Sơn này, vì vậy coi đây là nơi đất hiểm ác. Đến đời vua thứ 16 nhà Đường là Lý Trạm không tin “lời nguyền” này, muốn đến Lệ Sơn tắm suối nước nóng.
Một đại thần tên là Trương Quyền Dư ngay tại triều định dập đầu ngăn cản nói: “Trước đây Chu U Vương thích núi Lệ Sơn mới bị bọn man di giết chết, Tần Thủy Hoàng vì chôn cất ở Lệ Sơn mà mất nước, Huyền Tông vì xây hành cung ở Lệ Sơn mà gây ra loạn An Lộc Sơn, tiên đế vì cũng thích núi Lệ Sơn mà đã băng hà từ khi còn rất trẻ…”. Thế nhưng Lý Trạm không nghe lời can ngăn, nhất định muốn tới Lệ Sơn một lần để tắm suối nước nóng. Kết quả là một năm sau đó, ông ta bị bọn hoạn quan làm phản, giết chết khi mới có 18 tuổi”.
Nói đến đây, Giả Hưng Liên dừng lại rồi tiếp: “Núi Lệ Sơn tuy đẹp nhưng khí xấu, Tân Hoa Cung cũng đẹp nhưng có khí xấu, vì vậy cần phải xây dựng một cái nhà vệ sinh để nó tụ khí xấu của Tân Hoa Cung về đó thì mới có thể giải quyết được khuyết điểm phong thủy của Tử Cấm Thành”.
Viên Khắc Định nghe tới đây đã bị thuyết phục hoàn toàn, liên tục gật đầu rồi nhanh chóng vào cung bẩm báo lại toàn bộ những gì Giả Hưng Liên đã nói với Viên Thế Khải. Tân Hoa Cung là cung điện mà Viên Thế Khải vừa hạ lệnh đổi tên từ tòa nhà Trung Nam Hải khi quyết định lên làm Hoàng đế. Nay theo lời Giả Hưng Liên thì lại phải xây một cái nhà vệ sinh nằm chềnh ềnh ngay ở phía bên trái của cửa tòa cung điện mà họ Viên đã bỏ ra không ít tiền để trang trí chuẩn bị, quả thực là có phần không được đẹp mắt lắm.
Tuy nhiên, vào lúc bấy giờ, những người phản đối Viên Thế Khải ngày càng nhiều, ngai vàng Hoàng đế vừa ngồi chưa được bao lâu có nguy cơ bị “bọn phản loạn” lật đổ. “Có bệnh thì vái tứ phương”, Viên Thế Khải trong tình thế khó khăn và bế tắc chỉ lo giữ ngai vàng nên cũng chẳng có thời gian để quan tâm đến cái phần văn nhã, hoàn mỹ nữa, vì vậy đã quyết định đồng ý làm theo lời của Giả Hưng Liên. Chỉ vài ngày sau đó, dưới sự chỉ đạo của Giả Hưng Liên, một nhà vệ sinh đã được xây lên bên cạnh của Tân Hoa Cung nhằm giải trừ khuyết điểm phong thủy của tòa cung điện này.
Tuy nhiên, giải pháp của thầy phong thủy cao tay họ Giả cũng chẳng giúp gì được cho Viên Thế Khải. Ngồi trên ngài vàng vỏn vẹn 83 ngày, họ Viên đã qua đời vì quá lo lắng. Chuyện xây dựng nhà vệ sinh ở cửa cung điện Tân Hoa cũng vì thế mà trở thành trò cười cho thiên hạ suốt nhiều năm sau đó.
Cập nhật lần cuối: 8/3/2017 4:38:17 PM
6/7/2024 4:34:51 PM
5/30/2024 11:01:14 AM
5/29/2024 9:35:58 PM
5/29/2024 11:17:59 AM
5/29/2024 10:48:41 AM
5/29/2024 10:35:02 AM
5/29/2024 10:24:00 AM
5/29/2024 10:14:13 AM
5/29/2024 9:51:22 AM
5/29/2024 9:44:51 AM
1/18/2024 9:13:23 AM
1/4/2023 6:53:35 PM
1/4/2023 6:34:49 PM
8/23/2022 12:06:12 PM
8/23/2022 12:04:17 PM
8/22/2022 10:58:06 PM
8/22/2022 10:54:13 PM
8/22/2022 10:20:15 PM
7/2/2022 12:18:41 PM
6/3/2022 4:21:12 PM
5/28/2022 12:30:39 PM
5/16/2022 4:05:03 PM
5/7/2022 10:53:23 PM
6/26/2021 10:33:48 AM
6/6/2021 7:19:49 PM
1/4/2020 7:44:50 PM
6/24/2019 5:59:46 PM
6/24/2019 5:52:48 PM
4/21/2019 10:05:24 AM
2/14/2018 7:27:14 PM
2/14/2018 4:28:50 PM
9/4/2017 11:13:41 AM
6/30/2017 10:02:24 PM
6/29/2017 11:58:41 AM
6/24/2017 4:25:15 PM