Cô gái cười, cất giọng oanh vàng :
-“Nếu có một ông khỏa thân” (trần truồng) cõng một ông cũng khỏa thân… Câu tục ngữ nào tả được cảnh này ?”.
Bốn vị khách không tìm ra câu tục ngữ nói về trường hợp hy hữu này …
Anh C thẳng thắn :
-“Chúng tôi thua. Cô giảng đi.
Cô bình tĩnh giải thích:
-Này, một ông khỏa thân, cõng trên lưng một ông cũng khỏa thân… Lúc ấy sẽ có tình trạng mà tục ngữ nói: “Gậy ông đập lưng ông”.
-“Úi trời! Đúng quá”
Cả bàn cười rộ . Vừa rót thêm bia, cô vừa đố tiếp:
-“Cũng cái ông khỏa thân ấy, ông ta nhảy tõm xuống ao, tục ngữ nói sao nào?”
Bốn vị khách lại bí … Họ lại yêu cầu cô giải đáp.
Cô cười tủm tỉm :
-“Ông khỏa thân mà nhảy xuống ao sẽ gây nên cảnh: “Chim sa cá lặn”.
Cả bàn cười vang như pháo tết.
-“ Úi trời ! Đúng quá đi. Cá trông thấy chim hãi quá phải lặn là cái chắc !”
Thừa thắng xông lên, cô ta đố tiếp:
-“Thưa quí anh, cũng cái ông khỏa thân ấy, ông ta ngồi lên hòn đá, tục ngữ bảo sao nào ?”
Bốn khuôn mặt thông minh kia lại đờ đẫn. Cô gái thong thả giải thích :
-“Ông khỏa thân ngồi lên hòn đá, lúc ấy tục ngữ phán rằng: “Trứng chọi đá !”
Cả bàn cười vang.
Ông D hăm hở :
-“Đúng quá đi chớ . Trứng này không bể được ! Còn nữa không ?
Cô gái tiếp :
-Cũng cái ông khỏa thân đó nữa, nay lại ngồi bệt xuống đất không chịu đứng dậy thì theo «tục ngữ» các ông nói sao ?
Bốn khuôn mặt sáng láng trông thật thảm thương, bí rị.
Cô gái tiếp :
-Cái ông khỏa thân ngồi bệt xuống đất diễn ra cảnh mà «tục ngữ» gọi là «Đất lành chim đậu» . Đúng chưa ?
Ngày 20/11 năm hồi đó , trường tôi tổ chức đố vui trên bàn nhậu, cả bàn nhốn nháo hẳn lên, vui như cá gặp nước. Họ là nhà giáo, nhà thơ , nhà văn cả … hớn hở cụng ly chờ đợi cuộc vui .
Cô gái cười, cất giọng oanh vàng :
-“Nếu có một ông khỏa thân” (trần truồng) cõng một ông cũng khỏa thân… Câu tục ngữ nào tả được cảnh này ?”.
Bốn vị khách không tìm ra câu tục ngữ nói về trường hợp hy hữu này …
Anh C thẳng thắn :
-“Chúng tôi thua. Cô giảng đi.
Cô bình tĩnh giải thích:
-Này, một ông khỏa thân, cõng trên lưng một ông cũng khỏa thân… Lúc ấy sẽ có tình trạng mà tục ngữ nói: “Gậy ông đập lưng ông”.
-“Úi trời! Đúng quá”
Cả bàn cười rộ . Vừa rót thêm bia, cô vừa đố tiếp:
-“Cũng cái ông khỏa thân ấy, ông ta nhảy tõm xuống ao, tục ngữ nói sao nào?”
Bốn vị khách lại bí … Họ lại yêu cầu cô giải đáp.
Cô cười tủm tỉm :
-“Ông khỏa thân mà nhảy xuống ao sẽ gây nên cảnh: “Chim sa cá lặn”.
Cả bàn cười vang như pháo tết.
-“ Úi trời ! Đúng quá đi. Cá trông thấy chim hãi quá phải lặn là cái chắc !”
Thừa thắng xông lên, cô ta đố tiếp:
-“Thưa quí anh, cũng cái ông khỏa thân ấy, ông ta ngồi lên hòn đá, tục ngữ bảo sao nào ?”
Bốn khuôn mặt thông minh kia lại đờ đẫn. Cô gái thong thả giải thích :
-“Ông khỏa thân ngồi lên hòn đá, lúc ấy tục ngữ phán rằng: “Trứng chọi đá !”
Cả bàn cười vang.
Ông D hăm hở :
-“Đúng quá đi chớ . Trứng này không bể được ! Còn nữa không ?
Cô gái tiếp :
-Cũng cái ông khỏa thân đó nữa, nay lại ngồi bệt xuống đất không chịu đứng dậy thì theo «tục ngữ» các ông nói sao ?
Bốn khuôn mặt sáng láng trông thật thảm thương, bí rị.
Cô gái tiếp :
-Cái ông khỏa thân ngồi bệt xuống đất diễn ra cảnh mà «tục ngữ» gọi là «Đất lành chim đậu» . Đúng chưa ?
Một điều đơn giản
Trên chuyến tàu từ Châu Âu sang Mỹ, mọi người đều mệt mỏi vì bị sóng biển nhồi lắc. Riêng có một người gương mặt thật bình thản ngồi hút thuốc, nghe nhạc. Mọi người thêm thán phục khi biết được đó chính là Albert Einstein (1879 - 1955). Một người mạnh dạn hỏi:
- Thưa ngài, trong thuyết tương đối, nhiều và ít được hiểu như thế nào ạ?
- Ồ, có gì đâu. Đơn giản thế này nhé: mấy trăm cọng tóc trên đầu là ít. Nhưng trong một chén nước uống mà chỉ có vài ba cái tóc cũng là nhiều.
Không hiểu được Plăng đâu
Đến Berlin, thủ đô nước Đức, Plăng, nhà vật lý học về lý thuyết trường lượng tử quên khuấy mất là mình sẽ phải thuyết trình ở giảng đường nào. Ông vào văn phòng trường Đại học tổng hợp để hỏi. Tại đây, ông gặp một giáo sư
- Xin bác cho biết, hôm nay giáo sư Plăng sẽ thuyết trình ở đâu ạ?
Vị giáo sư nhìn Plăng từ đầu tới chân rồi nhún vai:
- Này anh bạn trẻ, đừng đến đấy làm gì. Anh còn ít tuổi thế, làm sao mà hiểu nổi giáo sư Plăng!
Nghi ông nhà văn quá
Trong dịp nghỉ hè, nhà văn Victor Hugo đến một ngôi làng xinh đẹp. Cuộc sống ở đây thật thanh bình, ngày nào ông cũng thả ngựa gặm cỏ trên cánh đồng, còn mình thì lim dim tựa gốc cây tìm ý tưởng...
Một hôm, choàng dậy thì ông đã thấy con ngựa biến mất. Tức điên lên, nhà văn bổ đi tìm nhưng vô ích. Thất thểu về nhà, gặp một ông cụ nông dân đi dạo trên đường, nhà văn than phiền về con ngựa. Ông cụ nhìn Hugo như một "quái vật" rồi khẽ đáp:
- Làng này toàn người tự trọng cả, không ai làm chuyện ấy đâu - chợt cụ sực nhớ ra - À, mà này, cách đây mấy hôm, nghe nói có cái ông nhà văn gì đấy từ Paris đến. Hay là...
Quảng cáo
Hồi Mark Twain làm chủ bút một tờ báo tỉnh lẻ, ông nhận được thư của khách hàng mua dài hạn lâu năm, than phiền rằng ông ta thấy một con nhện trong trang báo và hỏi như thế là điềm lành hay gở. Mark Twain trả lời :
- Thưa độc giả dài hạn lâu năm thân mến ! Thấy một con nhện trong tờ báo chẳng phải là điềm lành hay gở cho ông. Chỉ đơn giản là con nhện dò trên tờ báo của chúng tôi, tìm xem nhà buôn nào không đăng quảng cáo để nó có thể đến cửa hiệu đó chăng mạng nhện ở cửa, và hưởng một cuộc sống thanh bình phẳng lặng cho mãi về sau.
Bằng cái đuôi của ta
Napoleon là vị hoàng đế rất kiêu ngạo, ngay cả với mọi người trong gia đình. Khi được tin vợ ông là Desiree mới sinh hoàng tử và yêu cầu ông đặt tên cho đứa bé. Napoleon bèn bảo:
- Nó bằng cái đuôi của ta cũng khá lắm rồi. Đặt tên cho nó là…Leon.
Phần giải lao
Một phóng viên hỏi nhà văn Mark Twain, có phải ông vừa hoàn thành một vở kịch cho nhà hát ở Philađenphia phải không. Nhà văn trả lời:
- Anh có thể đăng báo là tôi đang viết một vở kịch gồm 4 hồi và 3 lần nghỉ giải lao. Tôi đã hoàn thành xong phần 3 lần giải lao đó.
Quốc hữu hóa
Winston Churchill (Thủ tướng Anh từ 1940-1945, 1951 -1955) và Clement Atlee (Thủ tướng Anh từ 1945-1951, đã quốc hữu hóa các ngành đường sắt, than, khí đốt, điện... ở nước Anh trong nhiệm kỳ thủ tướng của mình) đang đi dạo chơi trong một khu vườn rộng thì bỗng Churchill cho biết ông muốn tiểu tiện. Atlee bèn dừng lại bên cạnh ông. Churchill yêu cầu ông đi ra xa hơn nữa, lên phía trước một quãng. Atlee hỏi tại sao, Churchill trả lời:
- Vì anh có thói quen: bất cứ lúc nào thấy cái gì hơi to một tí là anh muốn quốc hữu hóa nó ngay!
Để lại danh thiếp
Vua Phổ Fêdêrich đệ nhị mời Vonte đến thăm cung điện. Rất nhiều quan trong triều đình thèm muốn sự ưu đãi này của vua Phổ đối với nhà văn. Một vị cận thần đặc biệt rất ghen tị với Vonte. Một hôm gã viết trên cửa ra vào của nhà văn một dòng chữ rất to "Chó đểu".
Vonte quen và hiểu biết rất nhiều người, đặc biệt ông biết rất rõ những người không ưa ông, ông đoán ngay kẻ muốn lăng mạ mình. Ngay lập tức, ông trở lại nhà gã cận thần nọ và nói rất lịch sự với gã:
- Thưa ngài, tôi xin lại thăm đáp lễ ngài. Tôi đã được đọc "Danh thiếp tên ngài" trên cửa nhà tôi. Tôi vô cùng tiếc là đã không ở nhà khi ngài đến thăm!
Nói thế nào
Trong một bữa tiệc có hai chàng thanh niên hợm hĩnh hỏi Vonte với giọng chế giễu:
- Thưa nhà văn, nói thế nào cho đúng: "Cho chúng tôi uống" hay là "Mang thức uống cho chúng tôi"!
- Đối với các bạn cả hai câu ấy đều không đúng - Nhà văn trả lời - Các bạn phải nói: "Dẫn chúng tôi ra vũng nước"!
Thời gian và vô tận
Có một lần, một nữ phóng viên Mỹ hỏi Albert Einstein:
- Giữa thời gian và vô tận có sự khác biệt nào?
- Cô gái ơi! - Nhà bác học với giọng đôn hậu trả lời - Nếu bác có thì giờ để giải thích cho cháu sự khác biệt đó thì sẽ là sự vô tận trước khi cháu hiểu điều đó!
Nên ăn cá
Mark Twain trả lại bản thảo cho một tác giả trẻ với lời nhận xét sau:
"Bạn thân mến, các thầy thuốc danh tiếng khuyên những người làm việc trí óc nên ăn cá, vì thực phẩm này bồi dưỡng tủy não bằng chất đạm của nó. Trong lĩnh vực này tôi không thạo lắm vì thế tôi không biết bạn nên ăn bao nhiêu cá. Nhưng qua bản thảo bạn gửi cho tôi, tôi cho rằng đối với bạn hai con cá voi cỡ vừa không phải là một lượng quá đáng!"
Sai địa chỉ
Có một nhà thơ mang cho Vonte một bài thơ với tiêu đề: "Gửi lại thế hệ mai sau". Sau khi đọc xong nhà văn nói với tác giả:
- Thơ ông viết cũng được, nhưng tôi nghĩ rằng địa chỉ mà ông đề có lẽ không đúng và nó sẽ không đến được đâu!
Thiếu
Có lần nhà văn Moritj Saphir (1795-1858) là nhà văn hài hước nổi tiếng người Đức, cãi nhau với một nhà thơ. Ông này vốn ghét nhà văn đã nói:
- Thưa ngài Saphir, ngài viết chỉ vì tiền. Còn tôi viết vì danh dự!
- Mỗi chúng ta viết chính vì cái chúng ta thiếu! Ông từ tốn đáp.
Vali của Gaiđa
Accađi Gaiđa là nhà văn viết cho thiếu nhi nổi tiếng của Liên Xô (cũ). Ông hay lui tới những vườn trẻ ở ngoại ô Matxcơva chơi với các em. Một lần, tiễn Gaiđa ra ga, các em đua nhau xách hộ ông chiếc vali. Đến nơi, một em hỏi nhà văn:
- Thưa bác, tại sao bác là người nổi tiếng mà chiếc vali của bác lại nhẹ và rỗng như thế này?
Gaiđa suy nghĩ rồi trả lời:
- Ồ! Không sao, bác chỉ sợ chiếc vali của bác nổi tiếng còn bác thì lại... nhẹ và rỗng!
Ban-dăc bói chữ
Ônôrê Đơ Ban-dăc rất thích bói chữ. Ông vẫn tự cho mình có tài về khoản này.
Một hôm, một bà cụ đưa cho ông xem một cuốn vở đã cũ và nhờ ông đoán giúp tính tình, số phận của cậu học trò đó.
Ônôrê Đơ Ban-dăc chăm chú xem cuốn vở, lật đi lật lại hồi lâu rồi nhận xét:
- Xin lỗi bà, dầu điều này có làm bà phiền lòng, tôi cũng buộc phải nói thẳng ra rằng, đứa bé này cẩu thả, đần độn. Sau này may mắn lắm nó cũng chỉ làm nổi một chức thầy ký tỉnh lẻ là cùng.
Khi Ônôrê Đơ Ban-dăc ngừng lời, bà cụ chậm rãi nói:
- Ông Ban-dăc ạ, lẽ nào ông lại không nhận ra bà giáo cũ và cuốn vở của ông?
Giá trị của lời từ chối
Hội phụ nữ Luân Đôn yêu cầu Bơcna Sô tặng hội một cuốn sách của ông nhan đề "Người chỉ đường cho trí thức đến với xã hội chủ nghĩa".
Nhà văn đã từ chối và viết thư trả lời:
"Mong quý hội thông cảm vì cuốn sách tặng, người ta thường ít đọc..."
Hội phụ nữ bèn đem bán bức thư đó với giá 30 đồng, đủ mua ba cuốn sách của Bơcna Sô.
Người mua bức thư đó đem bán lại cho một người chuyên sưu tầm các bút tích của nhà văn và nhận được số tiền đủ để mua toàn bộ các tác phẩm của nhà văn.
Quốc tịch
Albert Einstein có lần nói với các nhà báo:
- Các ông đừng đặt vấn đề quốc tịch của tôi. Những năm còn lại của cuộc đời tôi, theo giấy tờ thì tôi là người Mỹ. Nhưng, sau khi tôi chết. Nếu như những lý thuyết của tôi đề ra là đúng thì người Đức sẽ nói tôi chính gốc là người Đức. Người Pháp sẽ nói tôi là công dân quốc tế. Nếu sau này có những chứng minh cho rằng lý thuyết của tôi đề ra còn có những thiếu sót, thì người Pháp sẽ nói tôi đã từng là người Đức và người Đức sẽ nói tôi là một tên Do Thái.
Tên gì?
Một hôm, nhà bác học Anhxtanh bước lên xe buýt nhưng lỡ làm rơi mắt kiếng, ông đang khom người sờ soạng tìm dưới sàn xe thì cô bé đứng đối diện nhặt kiếng lên dúi vào tay ông.
"Cảm ơn bé, cháu tên gì nhỉ?"
"Clara-Anhxtanh, bố ạ!"
Không còn ngủ được
Có một người thợ may đến nài nhà văn Sáclơ Bôđơle người Pháp (1821-1867) trả tiền công may trang phục. Bôđơle cười và trả lời rằng, ông không có gì để trả nợ cả. Người thợ may tức giận nói:
- Ít nhất ngài cũng phải cho biết cụ thể khi nào ngài có thể trả nợ được để tôi có thể ngủ ngon giấc?
Nhà thơ buồn rầu nhìn chủ nợ rồi nói:
- Nếu tôi nói ra thì ông sẽ chẳng bao giờ ngủ được mất.
Đừng lo
Thủ tướng Winston Churchill có một bộ ria rất đẹp. Một hôm, trong một cuộc họp khá đông, một bà đứng lên công kích với một vẻ giận dữ:
- Tôi không ưa ý kiến lẫn bộ râu của ông.
Winston Churchill ngọt ngào đáp ngay:
- Bà đừng lo. Bà không có dịp nào tiếp xúc với hai cái đó đâu.
Không xứng đáng
Sau lần trình diễn đầu tiên vở kịch của mình tại Mỹ, Becnasô (nhà viết kịch, nhà văn nổi tiếng của Anh) gọi điện ngay cho người nữ diễn viên đóng vai chính trong vở diễn:
- Thật tuyệt vời, thật vĩ đại!
Người diễn viên được khen ngợi, khiêm tốn đáp:
- Chưa xứng với những lời khen đó đâu, thưa ông!
- Không, ý tôi nói về vở kịch đấy chứ! Becnasô giải thích.
Người nữ diễn viên đáp ngay:
- Vâng, ý tôi cũng vậy đó!
Luôn luôn phải đứng
Một lần Mark Twain đến một thành phố nhỏ, ông có buổi nói chuyện ở đây. Tối đến, ông vào một tiệm ăn, chủ hiệu hỏi:
- Ngài mới đến thành phố này phải không ạ?
- Vâng, tôi vừa mới đến đây.
- Ngài thật là may mắn, tối nay có buổi nói chuyện của Mark Twain, ngài đi nghe chứ?
- Chắc chắn là có.
- Thế ngài đã có vé vào chưa?
- Ồ! Chưa, chưa.
- Thế thì có khi ngài phải đứng đấy.
- Vâng, thật đáng tiếc, tôi luôn luôn phải đứng trong các buổi nói chuyện của Mark Twain.
Nguyên nhân
Một hôm Bécnasô gặp một giáo sĩ nổi tiếng hài hước và rất béo.
Vị giáo sĩ nhìn thấy Bécnasô gầy gò quá liền đùa vui:
- Tôi mong ông đừng có gầy quá, nhìn ông người ta lại nghĩ là nước Anh đang còn đói.
Bécnasô liền trả lời:
- Còn tôi cũng mong rằng ông đừng béo quá như thế này, không thì người ta lại tưởng chính ông là nguyên nhân gây ra các nạn đói ấy!
Không gặp những con lừa
Nhà vật lý người Anh William Thomson (1824-1907) có lần phải hoãn một buổi lên lớp. Ông thông báo lên bảng như sau:
"Professor Thomson will not meet his classes today"
(Hôm nay giáo sư Thomson sẽ không gặp sinh viên)
Nhóm sinh viên tinh nghịch đã xóa chữ "c" trong từ classes, từ này trở thành "lasses" (những tình nhân) và câu trên trở thành : "Hôm nay giáo sư Thomson sẽ không gặp những tình nhân của mình".
Hôm sau, khi lên lớp thấy những ánh mắt cười ranh mãnh và dòng chữ đùa tếu ấy, nhà vật lý thiên tài không mảy may bối rối mà còn thản nhiên bước tới bảng xóa thêm chữ "l" ở từ "lasses", rồi xách cặp ra về. Dòng chữ trên bảng lại trở thành : "Hôm nay giáo sư Thomson sẽ không gặp những con lừa" (từ " asses": những con lừa)
Trí thông minh của người mạnh khoẻ
Albert Einstein nói về thuyết tương đối của mình, có một anh chàng hay nghi ngờ hỏi:
- Trí thông minh của người mạnh khỏe như tôi không thể chấp nhận những cái mà nó không nhìn thấy.
Einstein đứng yên lặng một lúc rồi trả lời:
- Được, điều đó có vẻ có lý lắm. Giờ ông đặt trí thông minh của ông lên bàn đây, và tôi có thể tin rằng ông có một bộ óc thông minh.
Bécnasô
Có một số thanh niên hỏi Bécnasô coi "bỏ thuốc" dễ hay khó. Nhà văn đáp:
- Dễ ợt.
- Ngài bảo dễ, sao ngài không bỏ được thuốc ạ?
-Việc khó là việc không làm nổi hoặc chỉ làm được một lần. Đằng này tôi đã bỏ hút thuốc hàng chục lần!
Kinh doanh ngòi bút
Một lần đại văn hào Pháp Victor Hugo (1802- 1885) đi thăm nước Phổ. Khi đến biên giới Pháp-Phổ. Một nhân viên hải quan nước Phổ hỏi:
- Xin ông cho biết ông làm nghề gì?
- Tôi viết.
- Tôi muốn hỏi ông sinh sống bằng nghề gì?
Lần này Hugo đáp gọn:
- Bằng ngòi bút.
Nhân viên hải quan nọ gật đầu ra vẻ thông hiểu. Sao đó anh ta ghi vào tờ thị thực nhập cảnh: "Hugo, nhà kinh doanh ngòi bút".
Đánh giá tác phẩm
Lép Tônxtôi viết một truyện ngắn, và gửi đến tòa soạn một tạp chí, ký tên khác. Sau hai tuần ông đến tòa soạn để biết số phận truyện ngắn của mình. Một biên tập viên trẻ tiếp ông không lịch sự lắm và bảo thẳng truyện ngắn của ông sẽ không được đăng.
- Vì sao thưa ông?- Nhà văn hỏi lại.
- Thưa ông thân mến, khi đọc truyện ngắn của ông, tôi hoàn toàn tin đây là một người viết văn còn non nớt. Tôi thành thật khuyên ông hãy bỏ cái thích thú viết lách đi. Vào tuổi tác như ông, bắt đầu viết thì đã muộn rồi. Trước kia, xin lỗi, ông đã viết gì chưa?
Tônxtôi trả lời giọng trầm lắng:
- Tôi có viết một số tác phẩm mà người đọc cũng đánh giá là được chẳng hạn như: Chiến tranh và hòa bình hay Anna Karênina...
Người biên tập lặng đi không nói nên lời nữa.
Hợp âm cuối cùng
Lúc Paderewski ở Thụy Sĩ, một số "tác giả" thường hay đến làm phiền ông, xin ông ý kiến bằng cách khoe khoang kỹ thuật, khoe khoang những sự tìm tòi có tính chất mới lạ nhưng nội dung trống rỗng. Có lần một nhạc sĩ phái "Môdéc" đến đánh một bản nhạc mới sáng tác của anh, trong đó đầy những kỹ thuật lập dị, khó nghe và chói tai. Người đó dừng tay sau một hợp âm khó nghe và hỏi một cách tự hào:
- Giáo sư thấy hợp âm cuối cùng này thế nào so với hợp âm đầu tiên? (anh ta đánh lại hợp âm đầu tiên).
Paderewski đứng phắt dậy và nói:
- Hãy mãi mãi ngừng ở hợp âm này!
- Vì sao vậy?
- Vì nó hay nhất, nó là đỉnh cao của sự tìm tòi, nó giải phóng mọi ràng buộc về kỹ thuật, về nội dung, về...
- Vâng, thưa giáo sư, đó là mục đích của nghệ thuật...
- Tôi chưa nói hết. Ðặc biệt là nó giải phóng tôi khỏi phải nghe thêm sự sáng tạo của anh. Anh vừa nói nó là một hợp âm cuối cùng mà đã là hợp âm cuối cùng thì... xin lỗi! Xin vĩnh biệt anh!
Nữ Hoàng gõ cửa
Nữ hoàng Victoria nước Anh đôi khi cũng gặp phải sóng gió nhỏ nhặt trong hôn nhân. Tối nọ, trong hoàng cung yến tiệc linh đình. Nữ hoàng bận tiếp các vương tôn quý tộc nên đã quên bẵng chồng mình. Hoàng thân giận lắm bèn lẳng lặng quay về phòng. Vài phút sau có người đến gõ cửa, trong phòng chỉ vọng ra một giọng lạnh lùng: "Ai đấy?"
Người gõ cửa uy nghiêm đáp: "Nữ hoàng đây!"
Cửa không mở và mãi cũng chẳng thấy động tịnh gì. Người đứng ngoài thẹn thùng rời đi nhưng chẳng bao lâu đã quay lại. Trong phòng lại có tiếng hỏi: "Ai?"
Người gõ cửa bây giờ dịu giọng xuống: "Victoria đây!"
Thế nhưng cửa vẫn cứ đóng chặt. Người gõ cửa hết sức tức giận, không ngờ cả uy danh nữ hoàng cũng chẳng lấy được một cánh cửa, bèn hậm hực bỏ đi. ... Nửa chừng ngẫm nghĩ lại quay về gõ lần nữa. Bên trong vẫn tiếng nói lạnh lùng ban nãy: "Ai?"
Lần này người gõ cửa khẽ khàng: "Vợ của anh"
Và lần này cửa mở ra ngay.
Im lặng là vàng
Edison phát minh một dụng cụ điện tử, ông muốn bán phát minh này với giá 3.000 USD, và tự nhủ nếu các thương gia chỉ trả 2.000 USD cũng được. Lúc gặp nhau, họ hỏi ông về giá cả, Edison lúng túng không biết phải nói như thế nào. Một người trong số họ đành phải bắt đầu trước:
- Chúng tôi không trả cao đâu, ông nghĩ sao với cái giá 40.000 USD?
Mark Twain sang Pháp
Trong chuyến đi Pháp, Mark Twain lên tàu hỏa đến Dijon. Vì mệt và buồn ngủ, ông đề nghị người soát vé đánh thức ông dậy khi tới Dijon. Biết là mình sẽ ngủ rất say, Mark Twain dặn kỹ:
- Có thể tôi sẽ phản đối to tiếng khi ông cố đánh thức tôi dậy đấy! Nhưng đừng bận tâm, dù thế nào cũng cứ cho tôi xuống tàu nhé!
Khi Mark Twain thức dậy thì tầu đã chạy qua Dijon và đang vào ga Paris. Ông rất bực, chạy đến chỗ tay kia mắng gay gắt:
- Suốt đời tôi chưa bao giờ cáu giận như thế này.
Người soát vé dửng dưng nhìn Mark Twain và nói:
- Lão người Mỹ mà tôi cho xuống ở ga Dijon ấy, còn cáu gấp đôi ông ấy chứ.
Cùng mù chữ cả
Một lần vào quán ăn, Einstein quên kính nên không đọc được thực đơn, ông bèn nhờ người hầu bàn đọc hộ. Với cái nhìn đầy thông cảm, anh bồi ghé tai Einstein nói thầm:
- Xin lỗi, tôi cũng không biết chữ như ngài. Buồn:
Một ông than thở với bạn.
_Tôi buồn qua ông ạ ,có thằng con mới tí tuổi đầu mà đã nghiện rượu rồi !
_Thế thì tai hại quá !Vậy bây giờ anh tính sao ?
_Àh... giờ thì tui đành phải tự đi mua rượu thôi ,chứ sai nó đi mua lúc về đến nhà chỉ còn một nửa !!?!...
Bụi cỏ
Ông chồng nằm mơ ú ớ la hoảng, bà vợ thúc cùi trỏ hỏi:
- Anh mơ gì mà la hoảng vậy?
Ông chồng tỉnh dậy vẻ mặt còn kinh hoàng bảo vợ:
- Trời ơi anh nằm mơ thấy đang leo núi, trợt chân té xuống vực sâu, tưởng chết rồi chứ. may quá anh quơ tay nắm n_ được bụi cỏ.
Bà vợ thủng thẳng bảo chồng :
- Bây giờ tỉnh rồi thì buông" Bụi Cỏ " ra chứ, nắm hoài đau thấy mồ nè !
May thật!
Hết giờ làm việc, sếp vội vàng gọi đến nàng mới quen từ khách sạn:
- Hello! Ai đấy? Em đó hả? Tối nay anh sẽ đến, nhớ đón anh nhe cục cưng.
- Anh đó hả? Không được đâu anh, ngày mai đi, vì đêm nay lão già sẽ về nhà.
Nhận ra tiếng vợ mình ( hoá ra sếp lãng trí gọi nhầm số điện thoại tại nhà ), sếp vội vàng cúp điện thoại xuống lẫm bẫm: Chết cha, may quá! Chút nữa bà ta nhận ra tiếng mình.
Vo ghen
Một chàng vớ phải cô vợ có tính ghen. Nghe tin bạn có bí quyết "triệt ghen", anh ta liền tìm đến học hỏi. Thế nhưng cô vợ thậm chí còn đòi ly dị nên anh ta lại tìm đến người bạn thắc mắc:
- Thế mày có giả vờ nói mê như tao bảo không?
- Có, tao nói y nguyên.
- Mày thử nhắc lại xem nào?
- Liên ạ ... Anh ...chỉ ..yêu...mình ...e...em.
- Trời ạ, Liên là vợ tao, thế mày không thay bằng tên của vợ mày à?
- Làm răng (mần răng) : Làm thế nào chứ không phải đi chửa Răng đau đâu.
- Ông Sui : Là Ba mình gọi Ba của vợ mình, chứ không có nghĩa là" Mr. . Unlucky " đâu
- Đó là cái gì đấy hả bố?
Người bố vì chưa từng nhìn thấy thang máy bao giờ trả lời:
- Con trai, bố chưa từng nhìn thấy cái gì như vậy trong đời. Bố không biết nó là cái gì?
Trong khi cả hai đều đang trợn mắt nhìn, một bà lão run rẩy chống gậy, bước chầm chậm tới chỗ thang máy và ấn nút, hai tấm vách mở ra, bà lão đi qua cánh cửa, bước vào một căn phòng nhỏ, hai tấm vách khép lại. Một lúc sau họ thấy hai tấm vách mở ra và một cô gái tóc vàng xinh đẹp bước ra...
Ông bố vội nói với cậu con trai:
- Mau về nhà mang mẹ mày tới đây, nhanh lên!
- ????
Sinh viên VIỆT NAM ra trường
Đầu đường Xây Dựng bơm xe.
Cuối đường Kinh Tế bán chè đậu đen.
Ngoại Thương mời khách ăn kem.
Các anh Nhạc Viện thổi kèn đám ma.
Ngân Hàng ngồi dập đô la.
In giấy vàng mã, sống qua từng ngày.
Sư Phạm trước tính làm thày.
Giờ thay kế toán, hàng ngày tính lô.
Điện Lực chẳng dám bô bô,
Giờ đang lầm lũi phụ hồ trên cao.
Lập Trình chả hiểu thế nào,
Mở hàng trà đá, thuốc lào…cho vui.
Nông Nghiệp hỏi đến ngậm ngùi,
“Số em chắc chỉ tiến lùi theo trâu”
Nhìn quanh, Thương Mại đi đâu?
Hóa ra là đã nhảy tàu đi buôn…
Ngoại Ngữ vẻ mặt thoáng buồn
Đang ngồi viết sớ, kiêm luôn bói bài.
Báo Chí buôn bán ve chai.
Giao Thông đi chở thuê ngoài Đồng Xuân.
Bách Khoa cũng gặp đôi lần
Buôn đồ điện hỏng, kiếm cân dây đồng.
Mỹ Thuật thì đang chổng mông
Đục khắc bia mộ, cũng mong lên đời.
Mỏ Địa Chất mới hỡi ôi
Sáng thồ hai sọt, chào mời mua than.
Thuỷ Sản công việc an nhàn
Sáng cân mớ cá, cuối làng ngồi rao…!
Hàng Hải ngồi gác chân cao
Bao giờ trúng số mua tàu ra khơi.
Bác sĩ, Y tá có thời
Học xong về huyện được mời chích heo…
''Thiên''... về con gái
Khi còn là người yêu, vợ là…. Thiên Thần.
Em gái của vợ là…. Thiên Nga
Những lá thư của vợ là….Thiên Thư
Con đường xưa vợ đi là….Thiên Đường
Dáng vợ lướt như là ……Thiên Long Bát Bộ
Mùi thơm của vợ là ……Thiên Hương
Tướng đi của vợ là….Thiên Tướng
Vợ có tài tề gia nội trợ là…Tề Thiên Đại Thánh
Vợ trang điểm là…. Thiên Hình Vạn Trạng
Phòng ngủ của vợ là…..Thiên Cung
Nhà của vợ là …..Thiên Đình
Thành phố vợ ở là….Thiên Đô
Chử nghĩa của vợ là…Thiên Văn
Suy nghĩ của vợ là….Thiên Kiến
Lý lẻ của vợ là…..Thiên Lý
Ý vợ muốn là…Thiên Thạch
Vợ quyết mọi việc gọi là…Thiên Định
Lời vợ dặn là….Thiên Lệnh
Vợ gọi thì chồng phải….Thiên Bẩm
Con của vợ là….Thiên Tử
Ba mẹ anh chị em họ hàng bên vợ là ….Thiên Triều
Vợ quen chân đi chơi rong dài là….Thiên Vi
Vợ ngồi lê đôi mách, nói chuyện tào lao là…Thiên Tào
Vợ nổi cơn thịnh nộ là……Thiên Lôi
Tài mua sắm của vợ là….Thiên Phú
Vợ chỉ biết mình là…Thiên Vị
Có bồ nhí mà vợ biết được là….Thiên Tai
Bị vợ hạ đo ván là …Thiên Hạ
Có hai vợ là….Nhị Thiên Đường
Tiền lương, tiền túi, tiền cà phê cà pháo đều bị vợ tóm gọn là…. Thiên Thu
Hình bóng vợ nay đã đi vào dĩ vãng là…..Thiên Cổ.
==================
===================Xem thêm===