Khi một đứa trẻ ra đời, bao nhiêu kỳ vọng và mong ước của cha mẹ đặt rất nhiều vào cái tên của trẻ. Quả thật, với cái tên đặc biệt, đứa trẻ của bạn sẽ được nhớ tới dễ dàng. Bởi có gì dễ nhớ hơn là một cái tên ấn tượng.

 Giới thiệu dịch vụ xem ngày và đặt tên công ty, đặt tên con ...
Phong Thủy – Ngũ Hành đã có từ hàng nghìn năm nay và trở thành yếu tố không thể thiếu đối với mỗi sự kiện trọng đại. Đặt tên cho con theo Phong Thủy – Ngũ Hành vì thế cũng trở nên rất quan trọng đối với nhiều bậc cha mẹ bởi cái tên đẹp và thuận khí không chỉ đem lại tâm lý may mắn mà còn ẩn chứa trong đó rất nhiều niềm hi vọng và gửi gắm của cha mẹ. vì vậy, có câu KHẨU QUYẾT:
 
"Cho con ngàn vàng không bằng cho con một nghề tốt, cho con nghề tốt không bằng cho con cái tên hay" - hợp Phong thủy Ngũ hành - giúp con thuận đường công danh thành đạt trong tương lai; (đây là việc quan trọng, bạn nên nhờ các PTG (Phong thủy Gia) trực tiếp giúp bạn là tốt nhất; - Bạn bấm vào đây để đăng ký: www.DangkykhaiQUang.0966111338.com )

1, Phong Thủy, Ngũ Hành là gì?

Là một phương pháp khoa học đã có từ xa xưa, là tri thức sơ khai và có những yếu tố mà khoa học hiện đại không thể lý giải được.

Phong thuỷ là hệ quả của một tri thức nghiên cứu về các qui luật tương tác của thiên nhiên, xuất phát từ Phong (gió) và Thủy (nước) gắn với 5 yếu tố cơ bản gọi là Ngũ Hành (Kim, Thủy, Mộc, Hỏa, Thổ) để qua đó ứng dụng vào suy xét, giải đoán, đánh giá những tương tác đó với nhau và trong xã hội.

Phong Thủy đôi khi được hiểu sang việc xem hướng mồ mả, nhà cửa, hướng bàn làm việc… để thuận cho gia chủ, nhưng khoa học Phong Thủy gắn với Ngũ Hành có thể áp dụng để giải đoán, hỗ trợ rất nhiều việc.
 
 
 
 
 

2, Những yếu tố quan trọng cho việc đặt tên con theo Phong Thủy – Ngũ Hành

- Cái tên được đặt phải phù hợp với truyền thống của mỗi dòng họ. Con cháu phải kế thừa và phát huy được những truyền thống của tổ tiên gia tộc mình. Điều này thể hiện trong phả hệ, những người cùng một tổ, một chi thường mang một họ, đệm giống nhau với ý nghĩa mang tính kế thừa đặc trưng của mỗi chi, mỗi họ như họ Vũ Khắc, Nguyễn Đức,…

- Tên được đặt trên cơ sở tôn trọng cha, ông của mình, như tên kỵ đặt trùng với tên ông, bà, chú, bác…điều này rất quan trọng trong văn hoá truyền thống uống nước nhớ nguồn của người Việt Nam ta.

- Tên cần có ý nghĩa cao đẹp, gợi lên một ý chí, một biểu tượng, một khát vọng, một tính chất tốt đẹp trong đời sống. Như cha mẹ đặt tên con là Thành Đạt hy vọng người con sẽ làm nên sự nghiệp. Cha mẹ đặt tên con là Trung Hiếu hy vọng người con giữ trọn đạo với gia đình và tổ quốc.

- Bản thân tên cần có ý nghĩa tốt lành, đã được đúc kết và nghiệm lý theo thời gian như tên Bảo, Minh thường an lành hạnh phúc. Kỵ những tên xấu vì có ý nghĩa không tốt đẹp đã được kiểm chứng trong nhiều thế hệ.

- Tên bao gồm 3 phần là phần họ, đệm và tên. 3 phần này trong tên đại diện cho Thiên – Địa – Nhân tương hợp.

Phần họ đại diện cho Thiên, tức yếu tố gốc rễ truyền thừa từ dòng họ.

Phần đệm đại diện cho Địa tức yếu tố hậu thiên hỗ trợ cho bản mệnh.

Phần tên đại diện cho Nhân tức là yếu tố của chính bản thân cá nhân đó.

Thiên – Địa – Nhân phối hợp phải nằm trong thế tương sinh. Mỗi phần mang một ngũ hành khác nhau, việc phối hợp phải tạo thành thế tương sinh, kỵ tương khắc. Ví dụ như Thiên = Mộc, Địa = Hoả, Nhân = Thổ tạo thành thế Mộc sinh Hoả, Hoả sinh Thổ, Thổ sinh Kim là rất tốt. Nếu Thiên = Mộc, Địa = Thổ, Nhân = Thuỷ tạo thành thế tương khắc là rất xấu. Yếu tố này cũng có thể nói gọn là tên phải cân bằng về Ngũ Hành.

- Tên nên cân bằng về mặt Âm Dương, những vần bằng (huyền, không) thuộc Âm, vần trắc (sắc, hỏi, ngã, nặng) thuộc Dương. Trong tên phải có vần bằng, trắc cân đối, kỵ thái quá hoặc bất cập. Ví dụ như Thái Phú Quốc quá nhiều vần trắc, Dương cường, Âm nhược nên luận là xấu. Tên Thái Phú Minh luận là Âm Dương cân bằng nên tốt hơn.

- Yếu tố rất quan trọng của tên ngoài việc cân bằng về Âm Dương, Ngũ Hành còn phải đảm bảo yếu tố hỗ trợ cho bản mệnh. Ví dụ, bản mệnh trong Tứ Trụ thiếu hành Thuỷ thì tên phải thuộc Thuỷ để bổ trợ cho mệnh, vì thế tên phải đặt là Thuỷ, Hà, Sương,…

- Tên còn cần phối hợp tạo thành quẻ trong Kinh Dịch, quẻ phải tốt lành như Thái, Gia Nhân, Càn, tránh những quẻ xấu nhiều tai hoạ rủi ro như quẻ Bĩ, Truân, Kiển,…Quẻ cũng cần phối hợp tốt với Âm Dương Bát Quái của bản mệnh.

- Tên cần hợp với bố mẹ theo thế tương sinh, tránh tương khắc. Ví dụ: Bố mệnh Thủy, mẹ mệnh Hỏa có thể chọn tên cho con mệnh Mộc (Thủy sinh Mộc) hoặc Thổ (Hỏa sinh Thổ), những cái tên bị bản mệnh bố mẹ khắc thường vất vả hoặc không tốt.
 
(Bạn nên đăng ký nhờ các Phong thủy gia có kinh nghiệm tính kỹ lưỡng giúp bạn việc này) tại website:  www.DangkykhaiQuang.0966111338.com
 
3, Đặt tên công ty
 
Muốn doanh nghiệp phát triển bền vững, đông khách, ngoài việc bố trí Phong Thủy cho Doanh nghiệp, giống tên người, việc chọn tên cho công ty, cho các tổ chức hoặc cơ quan vô cùng quan trọng , có ảnh hưởng rất lớn tới sự thành bại nhất là vấn đề kinh doanh sau này của công ty. Đặt tên cần có những nguyên tắc nhất định theo luật Âm Dương, Ngũ Hành sẽ mang lại những kết quả tốt đẹp.

- Trước hết việc đặt tên cần dựa theo ý nghĩa của tên, phải phản ảnh được những ước vọng tốt đẹp, hoặc phản ánh được quan điểm kinh doanh, tiêu chí hành động của công ty. Ví dụ, “Thành Đạt” biểu hiện sự thành công, may mắn. “Sáng Tạo” biểu hiện ước muốn tiến tới sự sáng tạo, hoàn thiện trong quá trình hoạt động.

- Về Âm Dương ten phải có sự cân bằng, tránh thuần Âm hoặc Thuần Dương. Ví dụ tên “Chiến Thắng” có hai vần trắc nên là thuần Dương, tên “Minh Long” thể hiện sự cân bằng về Âm Dương.

- Về việc phân định Bát Quái cho tên để dự đoán tương lai của công ty được thành lập theo nguyên tắc như sau. Dựa vào số lượng chữ cái để tính số, thông qua số để lập thành quẻ. Tên được chia làm 2 phần, phần trước nhiều, phần sau ít. Ví dụ “Chiến Thắng” chia làm 2 phần là “Chiến” và “Thắng”. Nếu tên bao gồm 3 từ thì lấy 2 từ đầu cho phần 1, từ thứ 3 cho phần 2. Ví dụ “Tân Hoàng Minh” thì “Tân Hoàng” là phần 1, “Minh” là phần 2.

Sau đó tiến hành đếm số chữ cái cho mỗi phần để lập quẻ, mỗi chữ cái được tính là 1 đơn vị, mỗi dấu cũng được tính là 1, ví dụ “Chiến” tính là 6, “Thắng” tính là 6, chú ý không tính các móc của các chữ.

Sau khi có số chữ của 2 phần tiến hành lập quẻ theo số của Tiên Thiên Bát Quái. Trường hợp ”Chiến Thắng” 6/6 được quẻ Thuần Khảm.

“Tân Trọng Minh” 9/4 được quẻ Thiên Lôi Vô Vọng

“Mai Linh” 3/4 được quẻ Hoả Lôi Phệ Hạp

- Bước tiếp theo tiến hành dự đoán trên ý nghĩa quẻ. Các trường hợp trên ta thấy quẻ Vô Vọng xấu nên việc kinh doanh không có lợi về lâu dài. Quẻ Phệ Hạp có lợi cho việc kinh doanh thực dụng trong thời gian ngắn.

- Người giám đốc, người làm chủ phải có mệnh cung phù hợp với các Quẻ của tên. Trường hợp Đông Tứ Mệnh thì hợp với các quẻ Khảm, Ly, Chấn, Tốn. Trường hợp Tây Tứ Mệnh thì hợp với các quẻ Càn, Đoài, Cấn, Khôn.
==================================
Lưu ý: Khi sử dụng, Bạn nên kết hợp đặt 1 Bộ Khởi Gốc để Chiêu Tài Lộc, Nạp Phước cho gia đình và doanh nghiệp đạt hiệu quả cao nhất (bạn xem chi tiết tại đây:  http://www.PhongThuybds.Top/Bộ-Khởi-Gốc-Là-Gì   
-------->> 
 
Phong thủy gia Group
 
 
 
 




 
 
 
 
 
 
 
  
 

 
 
===================Xem thêm===
 
 
  ==================
 
 

==========

Xem thêm

Trước đây, không chỉ ở Việt Nam mà còn tại nhiều quốc gia khác trên thế giới, luôn tồn tại quan niệm đặt tên con thật xấu sẽ giúp chúng tránh được sự chú ý của Quỷ dữ và Bất hạnh, nhờ vậy cuộc sống của đứa trẻ sẽ yên ổn và may mắn.
 

Nhưng ngày nay, các ông bố bà mẹ không còn bị “áp đặt” bởi những quan niệm xa xưa đó. Họ đã có thể đặt cho bé yêu của mình những cái tên dễ thương, ấn tượng hay thậm chí… quái chiêu, chẳng giống ai!

Tên “độc”

Khi đặt tên con, các ông bố bà mẹ luôn muốn lựa cho đứa con đáng yêu của mình một cái tên thật đặc biệt, sao cho cái tên ấy sẽ không quá “phổ cập” tới mức nhàm chán. Quả thật, với cái tên đặc biệt, đứa trẻ của bạn sẽ được nhớ tới dễ dàng. Bởi có gì dễ nhớ hơn là một cái tên ấn tượng.

Xu thế hiện nay, không ít các ông bố bà mẹ trẻ luôn muốn đặt tên con giống tên những nhân vật nổi tiếng, để con mình có chút “thơm lây”. Thế nhưng trong trường hợp này, bạn hãy cẩn trọng, bởi rất có thể sau này, cái tên “nổi tiếng” ấy sẽ là sức ép và là cái “bóng” lớn, phủ lên những bước đi trên con đường sự nghiệp con cái bạn.

Hãy để ý tới mối liên hệ giữa tên – tên đệm – họ

Đôi khi, chỉ do quá để ý tới ý nghĩa và vẻ đẹp của cái tên mà quên đi “mối quan hệ tổng hòa” của tên với tên đệm và họ.

Sau khi lựa chọn ý nghĩa của cái tên, bạn nên “duyệt” lại một lần nữa bằng cách đọc cả họ, tên đệm và tên cùng nhau. Hãy cố tránh tối thiệu khả năng “trúc trắc” khi phát âm và những “nghĩa” ngô nghê, các âm nhịu khi đọc cả họ và tên con của bạn.
Bởi trên thực tế, không ít trường hợp, những đứa trẻ đã phải phát khóc vì ngượng hay phải thu mình không dám hòa đồng vào đám bạn bè suốt thời phổ thông chì vì một cái tên, khi đọc lên… chẳng giống ai!

Nhẹ nhàng, mềm mại hay cứng cỏi và cá tính

Khi một cái tên được đọc lên, cảm giác đầu tiên là “âm thanh” của cái tên ấy tạo ra cho người nghe dễ chịu, dễ gần hay không. Rồi sau đó, ý nghĩa của tên mới được để ý tới.

Vậy nên, đặc biệt, với bé gái, ưu tiên lựa chọn sẽ là những cái tên tạo âm sắc nhẹ nhàng, duyên dáng và dễ thương. Ở đây, những cái tên với âm bằng sẽ được ưu tiên. Chẳng hạn như My, Anh, Linh, Lan…

Nếu lúc “căng thẳng” quá vì chưa nghĩ được tên cho bé, các ông bố, bà mẹ hãy thư giãn lắng nghe một bản nhạc vui, nhẹ nhàng. Bởi giai điệu và những giọt âm thanh sẽ là lời mách bảo, gợi ý cho bạn tới một cái tên trong trẻo và dịu dàng như chính sắc màu của âm thanh vậy.

Còn đối với các bé trai, âm hưởng mạnh mẽ sẽ luôn là điều chú trọng đầu tiên khi chọn tên.

Cuối cùng, bạn hãy lắng nghe chính trái tim mình, cảm xúc của mình khi đón chào bé ra đời, hãy ngắm kỹ bé yêu thân thương của bạn, nhìn chúng khóc chào cuộc đời… và lúc ấy, không chừng chỉ trong khoảnh khắc thôi, bạn sẽ hiểu và biết tên bé yêu là gì. 

Ghi vào ô bên dưới nếu bạn cần Tư Vấn Cách dùng Đúng và Đủ

Cập nhật lần cuối: 5/30/2022 11:31:11 AM

Về trang trước Bản in Gửi email

Tin xem nhiều nhất

Sản phẩm
Tin tức
Tìm kiếm

Liên hệ