Tia đất có thể khiến tần số dao động của các nội tạng thay đổi đột ngột. Đấy chính là nguyên nhân khiến người điều khiển phương tiện giao thông khi đi qua những đoạn đường có tia đất mạnh, những vùng đất chết, dễ bị tai nạn.
Trong cơ thể người, mỗi bộ phận đều có dòng điện sinh học với tần số dao động khác nhau. Tia đất (điện từ trường từ dị thường ) có thể khiến tần số dao động của các nội tạng thay đổi đột ngột. Đấy chính là nguyên nhân khiến người điều khiển phương tiện giao thông khi đi qua những đoạn đường có tia đất mạnh, những vùng đất chết, dễ bị tai nạn.
Hầu hết các nhà nghiên cứu về tia đất mới dừng ở mức xác định sự hiện diện và mức độ ảnh hưởng của nó đến sức khỏe. Còn bản chất của tia đất vẫn bỏ ngỏ. Các nhà khoa học ta tại các Viện địa chất, địa lý và vật lý hầu như chưa để ý đến tai biến này với tư cách là một đề tài nghiên cứu.
Lục tìm các tài liệu nước ngoài thấy có nhiều cách lý giải, tuy nhiên đều giống nhau ở cách đánh giá ảnh hưởng của tia đất, nó có mặt khắp nơi và rất có hại với sức khoẻ.
Nhiều nhà khoa học cho tia đất là những tia phát ra từ vỏ cứng trái đất lan toả lên mặt đất. Xét về phương diện ảnh hưởng tới sức khỏe con người, các nhà tia đất phân ra 2 loại tia có lợi và có hại. Phân theo nguồn gốc có rất nhiều loại nhưng chỉ tập trung nghiên cứu nhiều nhất hai loại. Đó là tia đất loại phóng xạ và tia đất dạng điện từ.
Tia đất có hại thường phát ra từ các đứt gãy kiến tạo của vỏ trái đất, nơi tiếp giáp tách giãn hay đối đầu của hai mảng nền, chuyển động tạo sơn nâng hạ mặt đất từ hoạt động của dung nham xâm nhập, phun trào, đặc biệt từ các loại khoáng chứa chất phóng xạ, quặng phóng xạ, các khu vực chôn rác thải phóng xạ, thử bom hạt nhân ngầm, v.v…
Có nhiều loại tia đất có hại như tia đất có dạng vạch đơn và dạng vạch lưới. Tia đất có dạng vạch đơn tác động gây bệnh nhẹ cho con người. Tia đất có dạng vạch lưới là tia gây bệnh nặng cho con người.
Người sống ở môi trường có tia đất độc hại cường độ mạnh kiểu gì cũng rơi vào trạng thái sức khoẻ mà các nhà y học gọi là màu xám. Họ dễ mắc các bệnh lý như tăng huyết áp, rối loạn tuần hoàn máu, đau cơ bắp, giảm sức đề kháng. Lâu dần, bệnh nhân có thể mắc bệnh ung thư.
Kinh nghiệm dân gian cũng từng đề cập đến việc đặt giường ngủ ở những nơi có địa khí không tốt, giấc ngủ thường không sâu, hay cảm thấy đau đầu, mất ngủ, khó thở. Phải chăng thủ phạm chính là tia đất?
Xin lưu ý, liên quan đến tác dụng của tia đất, bài chỉ đề cập đến vị trí chứ không đề cập đến hướng đặt giường ngủ. Hướng đặt giường ngủ, theo các nhà khoa học, cũng có tác dụng khác nhau đến sức khoẻ dưới tác động của từ trường trái đất.
Trong khuôn viên nhà ở của chính KS Vũ Văn Bằng, người khởi xướng câu chuyện tia đất thời gian gần đây ở Việt Nam, tia đất cũng phát lên rất mạnh. Sau khi xử lý khu vực trong nhà, khu vực cầu thang trong nhà ông ở khu vực quận Ba Đình, Hà Nội, vẫn rất nặng. Bằng thiết bị đơn giản do ông thiết kế, chúng tôi nhận thấy khu vực cầu thang nhà ông đúng là có điện từ trường không bình thường.
KS Bằng cho biết, để thử nghiệm tác động của tia đất ở khu vực cầu thang, năm 2000, ông mua đôi chim mang về nuôi. Một con nuôi trong nhà đã được khử tia đất và một con nuôi ở cầu thang, chỗ phát ra tia đất với cường độ mạnh. Ba tháng sau, con chim nuôi ở cầu thang chết mặc dù được nuôi dưỡng như con chim ở trong nhà. Cẩn thận hơn, ông mua một đôi chim khoẻ mạnh khác và lại đặt ở cầu thang. Quả nhiên, cũng ba tháng sau, cả hai con đều chết. Chính từ thí nghiệm đơn lẻ này, ông mới quyết tâm tìm hiểu sâu hơn và thành lập hẳn doanh nghiệp chuyên đi xử lý tia đất kiêm xem phong thủy ở Ba Lan. Được khách hàng ở Ba Lan thừa nhận và tín nhiệm, ông về nước triển khai hoạt động này ở mức độ thăm dò vì còn “ rất ngại bị chụp cho cái mũ mê tín”.
<<================Tự động nối 2 bài viết liên tiếp=================>>
Cái vô hình ở Pháp Vân - Cầu Giẽ
Liên quan tới vấn đề tia đất ảnh hưởng đến cộng đồng, đáng chú ý nhất thời gian gần đây có lẽ là khu vực đường Pháp Vân - Cầu Giẽ, đoạn quốc lộ I cải tạo dài 40 km chạy qua địa bàn Hà Nội và tỉnh Hà Tây. Có ý kiến cho rằng tai nạn giao thông ở các đoạn đường đó chẳng qua là do phóng quá tốc độ và tầm nhìn bị chắn chứ thực ra chẳng phải do tia đất gì cả.
Bạn Đàm Quang Minh, nghiên cứu sinh địa chất - ĐH Tổng hợp Greifswald, Đức, và là cán bộ Khoa Địa chất - Trường ĐH Khoa học Tự nhiên Hà Nội, viết trong thư điện tử trao đổi với báo điện tử Tiền Phong: “Đường Pháp Vân – Cầu Giẽ, sau khi làm giảm tốc đoạn nguy hiểm thiếu tầm nhìn, không còn là điểm nóng nữa”. Tuy nhiên mới đây, sau Tết Nguyên đán, KS Vũ Văn Bằng cùng đồng nghiệp quay trở lại kiểm tra lần thứ ba đoạn đường này còn phát hiện thêm nhiều điều thú vị khác.
KS Vũ Văn Bằng cho biết, bản thân ông cũng không biết đường Pháp Vân - Cầu Giẽ có những đoạn điện từ trường mạnh một cách bất thường như ông vừa tìm ra cho đến khi có “một bài đăng trên báo của ngành công an kêu gọi các nhà khoa học vào cuộc”. Dựa trên kết quả đo đạc, ông khẳng định hiện tượng tia đất kia là tồn tại khách quan. Ông dẫn chúng tôi đo lại tại năm điểm và thấy chẳng thay đổi.
Đối với lý lẽ của bạn Đàm Quang Minh, KS Bằng cho rằng ông không chuyên về tai nạn giao thông song ai cũng hiểu, một khi giảm tốc độ, cải tạo tầm nhìn, nguy cơ tai nạn đương nhiên giảm, “Nhưng nếu bảo chỉ cần làm thế là xong, tôi cho đấy là cách trả lời thiếu trách nhiệm khoa học”.
Trước thắc mắc: “Không có bằng chứng về tác dụng của tia đất đối với người tham gia giao thông, làm sao ông có thể kết luận tia đất là nguyên nhân của tai nạn giao thông trên đoạn đường này?”, KS Bằng nói: “Cho dù Việt Nam chưa có nghiên cứu về ảnh hưởng của tia đất đến sức khoẻ, chúng ta vẫn có thể và cần phải dựa vào kết quả nghiên cứu của nước ngoài. Đơn giản hoá các hiện tượng tự nhiên, nhất là những hiện tượng chưa biết, bác bỏ sự tồn tại của chúng, tôi không hiểu tại sao nhiều người vẫn thờ ơ, tình trạng này vẫn tồn tại khá phổ biến”. “Tôi nghĩ cần phải lập đề tài nghiên cứu tác động của tia đất lên sức khỏe con người và cộng đồng. Nghiên cứu của các nước về vấn đề này là rất rõ. Chả nhẽ chúng ta cứ mũ ni che tai mãi”.
Được biết, không chỉ Pháp Vân - Cầu Giẽ, còn rất nhiều điểm giao thông nữa trên cả nước có những tai nạn bất thường. Khảo sát của KS Vũ Văn Bằng chỉ mang tính cá nhân chứ chưa hề có sự vào cuộc của các cơ quan chức năng. Cuối năm 2004, Viện Khoa học & Công nghệ Việt Nam (VAST) được Bộ Khoa học & Công nghệ ký văn bản cho phép lập Tổ phản ứng nhanh xử lý các hiện tượng lạ. Được biết Tổ này cũng không có phản ứng gì với hiện tượng tia đất. PGS.TS Ngô Ngọc Cát, Phó Giám đốc Trung tâm Đào tạo Tư vấn & Chuyển giao Công nghệ (VAST) và là người được lãnh đạo VAST giao làm đầu mối tổ chức nghiên cứu các hiện tượng lạ, nói:
“Chúng tôi chưa được yêu cầu thực hiện việc này” .(Sưu tầm)
Cập nhật lần cuối: 10/2/2012 4:32:40 PM
6/7/2024 4:34:51 PM
5/30/2024 11:01:14 AM
5/29/2024 9:35:58 PM
5/29/2024 11:17:59 AM
5/29/2024 10:48:41 AM
5/29/2024 10:35:02 AM
5/29/2024 10:24:00 AM
5/29/2024 10:14:13 AM
5/29/2024 9:51:22 AM
5/29/2024 9:44:51 AM
1/18/2024 9:13:23 AM
1/4/2023 6:53:35 PM
1/4/2023 6:34:49 PM
8/23/2022 12:06:12 PM
8/23/2022 12:04:17 PM
8/22/2022 10:58:06 PM
8/22/2022 10:54:13 PM
8/22/2022 10:20:15 PM
7/2/2022 12:18:41 PM
6/3/2022 4:21:12 PM
5/28/2022 12:30:39 PM
5/16/2022 4:05:03 PM
5/7/2022 10:53:23 PM
6/26/2021 10:33:48 AM
6/6/2021 7:19:49 PM
1/4/2020 7:44:50 PM
6/24/2019 5:59:46 PM
6/24/2019 5:52:48 PM
4/21/2019 10:05:24 AM
2/14/2018 7:27:14 PM
2/14/2018 4:28:50 PM
9/4/2017 11:13:41 AM
6/30/2017 10:02:24 PM
6/29/2017 11:58:41 AM
6/24/2017 4:25:15 PM