Khi bước chân vào một căn nhà, thường chúng ta có một cảm giác ban đầu, chẳng hạn, căn nhà thấy sáng sủa, ấm cúng, hoặc căn nhà có vẻ tối tăm, lạnh lẽo. Sáng sủa, ấm cúng và tối tăm, lạnh lẽo là những gì thuộc vào hai yếu tố căn bản của khoa Phong Thủy, gọi là Âm và Dương.
Khoa Phong Thủy có quan niệm đơn giản, mọi vật trên quả đất này chỉ ở trong hai trạng thái, hoặc Âm, hoặc Dương. Khái niệm về Âm Dương cũng rất giản dị, chẳng hạn: Ánh sáng là dương, bóng tối là âm. Ngày là dương, đêm là âm. Nóng là dương, lạnh là âm. Màu đỏ là dương, màu đen là âm v.v…
Âm Dương là hình thức khởi thủy của vạn vật, là hai trạng thái đối nghịch, nhưng không thể tách rời ra được, phải nương tựa vào nhau để tác động hổ tương cho nhau.
Khoa Phong Thủy cũng quan niệm mọi vật trên quả đất này được chia làm 5 loại: Kim, Mộc, Thủy, Thổ và Hỏa. Mỗi loại có một đặc tính riêng gọi là hành.
Và mỗi hành có một màu tượng trưng, như màu trắng tượng trưng cho hành Kim, màu xanh tượng trưng cho hành Mộc, màu đen tượng trưng cho hành Thủy, màu vàng tượng trưng cho hành Thổ, màu đỏ tượng trưng cho hành Hỏa.
Vật này tạo ra hay nuôi dưỡng, làm lợi cho vật khác gọi là tương sinh. Còn ngược lại, vật này hủy diệt hay cản trở vật kia thì gọi là tương khắc.
Ngoài vật thể, phương hướng cũng bị chi phối bởi Ngũ Hành, cho nên mỗi hướng có một hành riêng, chẳng hạn, hướng Bắc thuộc hành Thủy, hướng Nam thuộc hành Hỏa, hướng Đông thuộc hành Mộc, hướng Tây thuộc hành Kim v.v…
Một căn nhà, dù ở bất cứ vị trí nào, cũng bị ảnh hưởng bởi tám hướng, do đó, mỗi phần của một căn nhà hay một cơ sở thương mãi sẽ thích hợp với màu tương ứng của hành ở hướng này.
Bởi vậy, nếu chỉ giới hạn trong lãnh vực sắp xếp, trang trí cho nhà ở và cơ sở thương mãi, thì ý nghĩa của Âm Dương và Ngũ Hành lại càng đơn giản hơn, có thể xem như chỉ gồm trong hai vấn đề: màu sắc và ánh sáng.
Khi chọn một căn nhà để ở, dù là nhà mướn hay nhà mua, thì chúng ta phải hiểu rằng, ở một vài tháng hay một vài năm, thì đó cũng là nơi cư ngụ của mình, là tổ ấm của mình sau những giờ lao tâm khổ trí ngoài đời mỗi ngày. Cái tổ của chúng ta có êm ấm, bền vững hay không là do từng ngọn cỏ, cọng rơm mà chúng ta lót thành tổ.
Bởi vậy, trang trí nhà cửa là một nghệ thuật. Nếu nghệ thuật này được phối hợp với những quan niệm căn bản của khoa Phong Thủy thì sẽ mang đến cho chúng ta rất nhiều lợi ích.
Ở đây, chúng ta chỉ lưu ý đến hai nguyên tắc: Âm Dương hòa hợp và Ngũ Hành tương sinh. Trong lãnh vực trang trí nhà cửa hay cơ sở thương mãi, Âm Dương hòa hợp chẳng qua chỉ là sự phối trí giữa ánh sáng và bóng tối thế nào cho hợp lý. Chỗ nào đáng sáng thì sáng, nơi nào cần tối thì tối.
Chẳng hạn, cửa chính là nơi tiếp nhận sinh khí vào nhà, cho nên, cửa chính phải ở một vị trí sáng sủa. Phía trước cửa chính không nên bị những tàn cây lớn che phủ làm cho thiếu ánh sáng. Hoặc trường hợp cửa chính nằm trong một hành lang dài và hẹp, thì ánh sáng cũng không đủ để hấp dẫn sinh khí vào nhà, do đó cần phải có đèn cho sáng hơn.
Sau cửa chính, phòng khách, phòng ăn và phòng làm việc đều nên sáng sủa. Chỉ có phòng ngủ là không nên sáng quá, vì đây là nơi mà chúng ta nghỉ ngơi sau một ngày làm việc mệt nhọc. Bởi vậy, không nên trang trí phòng ngủ bằng những màu “nóng”, như màu đỏ, màu hồng hay màu rượu chát…
Không nên đặt TV, máy hát, radio, máy computer trong phòng ngủ. Cũng không nên chưng nhiều hoa trong phòng ngủ, dù là hoa thật hay hoa giả. Những thứ vừa nêu trên tạo ra nhiều dương khí, không thích hợp cho một nơi để nghỉ ngơi và cho một giấc ngủ an lành.
Đèn, màn cửa và màn sáo (mini blind) là những thứ chính yếu để điều chỉnh ánh sáng theo ý muốn của chúng ta. Điều chỉnh ánh sáng trong một căn nhà, trong một căn phòng hay trong một cơ sở thương mãi là chủ ý cho Âm Dương được hòa hợp. Âm Dương hòa hợp thì cuộc sống mới êm đềm, công việc làm ăn mới trôi chảy.
Sau phần ánh sáng, màu sắc cũng là một yếu tố ảnh hưởng đáng kể trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Trang trí, bày biện một căn nhà hay một cơ sở thương mãi là một nghệ thuật phối hợp màu sắc, làm sao vừa thẩm mỹ, vừa giữ được sự tương sinhcủa Ngũ Hành.
Chẳng hạn, lấy khuôn khổ của một phòng khách làm điển hình: hướng Nam thuộc hành Hỏa, thì không nên treo ngay giữa vách tường hướng Nam của phòng khách một bức tranh có cảnh sông biển, suối hay ao hồ là những biểu tượng của nước, hoặc đặt tại đây một bộ xa lông màu đen, màu xanh đen là những màu tượng trưng cho hành Thủy. Hành Hỏa sẽ bị suy yếu đi, làm cho địa vị và uy tín của mình ngày càng suy giảm.
Hướng Tây của phòng khách không nên để đèn quá sáng hoặc chưng bày những thứ quá nhiều màu đỏ, màu hồng… Hành Kim sẽ bị hủy diệt, ảnh hưởng không tốt cho con cái. Hướng Bắc của phòng khách nếu có cửa sổ thì nên dùng màn cửa màu trắng, màu bạc hay màu hoàng kim… cho hành Thủy mạnh hơn, để có ảnh hưởng tốt cho nghề nghiệp của mình v.v…
Trong phạm vi một căn nhà hay một cơ sở thương mãi cũng cùng một nguyên tắc như vậy. Và xa hơn, từ cái áo của chúng ta mặc, cái xe của chúng ta đi, những vật dụng mà chúng ta dùng mỗi ngày cũng nên giữ theo nguyên tắc của Ngũ Hành tương sinh.
Ngũ Hành có tương sinh thì cuộc sống mới được hạnh phúc và công việc làm ăn mới hưng vượng. Còn ngược lại, như người mệnh Mộc mà thường mặc áo quần màu trắng, dùng xe màu trắng hoặc ngồi làm việc tại một cái bàn bằng kim loại… là tự mình đẩy mình vào cái vòng Ngũ Hành tương khắc, thì cuộc đời chỉ toàn là lao đao, lận đận mà thôi.
Tương tự như vậy, người mệnh Hỏa nên tránh màu đen, người mệnh Kim không nên dùng nhiều màu đỏ, người mệnh Thủy không thích hợp với màu vàng và người mệnh Thổ không nên dùng nhiều màu xanh hay màu lục.
Như vậy có thể nói là màu sắc cuộc đời của mỗi người cũng tựa như hương vị của ly cocktail mà mình pha lấy, chỉ thêm một lát chanh mỏng thì mùi vị đã khác nhau rồi.
Trở lại lãnh vực phương hướng, như phần trên chúng ta đã biết, mỗi hướng tương hợp với một màu sắc. Và nếu đi xa hơn, dựa trên quan niệm của phái Cửu Tinh Bát Môn thì mỗi hướng chịu ảnh hưởng của một vì sao trong nhóm Cửu Tinh, cho nên sự xấu tốt của mỗi hướng sẽ còn tùy thuộc vào sự sinh khắc giữa hành của hướng và hành của sao tọa thủ tại hướng đó nữa.
Đối với khoa Phong Thủy, mỗi người theo năm sinh của mình sẽ có bốn hướng tốt và bốn hướng xấu. Bốn hướng tốt, từ hướng tốt nhất là Sanh Khí, Thiên Y, Niên Duyên và Phục Vì. Bốn hướng xấu, từ hướng ít xấu nhất là Họa Hại, Ngũ Quỷ, Lục Sát và Tuyệt Mạng. Cả bốn hướng tốt và bốn hướng xấu gọi chung là bát san.
Mỗi san chịu sự chi phối và ảnh hưởng của một sao trong nhóm Cửu Tinh, chẳng hạn hướng Sanh Khí thuộc sao Tham Lang, hướng Thiên Y thuộc sao Cự Môn, hướng Niên Duyên thuộc sao Vũ Khúc, hướng Phục Vì thuộc sao Tả Phù, hướng Họa Hại thuộc sao Lộc Tồn, hướng Ngũ Quỷ thuộc sao Liêm Trinh, hướng Lục Sát thuộc sao Văn Khúc và hướng Tuyệt Mạng thuộc sao Phá Quân.
Như vậy, một người có hướng Sanh Khí là hướng Bắc, người này có thể trang trí nhiều màu đen hay màu xanh đen ở phần hướng Bắc của căn nhà làm cho hành Thủy mạnh hơn thì hành Mộc của sao Tham Lang tọa thủ tại đây càng được sinh vượng, có nghĩa là sự tốt đẹp do hướng Sanh Khí của người này mang đến đượïc tăng thêm.
Còn ngược lại, nếu một người có hướng Sanh Khí là hướng Tây mà lại trang trí thêm nhiều màu trắng, màu trắng bạc hay màu hoàng kim ở phần hướng Tây của căn nhà thì hành Kim của hướng này trở nên mạnh hơn và càng khắc với hành Mộc của sao Tham Lang, do đó độ số tốt đẹp sẽ bị giảm đi.
Tóm lại, bức tranh cuộc đời của chúng ta, màu sắc vui tươi hay buồn thảm là do chính bàn tay của chúng ta vẽ lên. Sự chọn lựa là do chính mình, Phong Thủy chỉ là một tác động ngoại thân, nhưng nếu có lòng tin, cuộc đời có thể thay đổi.
(Ngoài ra, hãy nhớ rằng bạn luôn luôn có thể vận dụng phong thủy bất cứ lúc nào để làm cuộc sống gia đình cũng như công danh sự nghiệp tốt đẹp hơn so với những gì bạn đang có)
Bộ Tài khí đáo gia là một vật phẩm phong thủy quan trọng, có ý nghĩa may mắn, mang lại nhiều tài lộc, sinh phú quý cho gia chủ. Phong thủy là sự kết hợp hài hòa giữa khí và nước. Nếu phong thủy tốt sẽ giúp giảm thiểu những vận khí xấu và tăng tài lộc, thành công
Vận số người sinh vào giờ Ất Sửu của những ngày có Thiên can Kỷ thì như thế nào?- PTG
Trong Tử Vi đều lấy ngày giờ sinh làm chính, lấy năm tháng sinh làm phụ. Trong đó xét về ngày giờ sinh làm chính, cùng kết hợp với năm tháng sinh nữa, thì sẽ biết vận số tốt hay xấu trong cả cuộc đời của một người.
Vận số người sinh vào giờ Bính Tuất 4391 của những ngày có Thiên can Canh thì như thế nào PTG
Trong Tử Vi đều lấy ngày giờ sinh làm chính, lấy năm tháng sinh làm phụ. Trong đấy xét về ngày giờ sinh làm chính, cùng kết hợp với năm tháng sinh nữa, thì biết vận số tốt hay xấu trong cả cuộc đời của một người
Vận số người sinh vào giờ Bính Thìn của những ngày có Thiên can Mậu thì như thế nào
Theo như phong thủy thì việc xem vận số, tử vị trọn đời của một người thì dựa vào ngày giờ sinh là chính và cần phải kết hợp với năm và tháng sinh để biết rõ vận số tốt, xấu của một người. Vậy những người sinh vào giờ Bính Thìn của những ngày có Thiên can Mậu sẽ thế nào?
Vận số người sinh vào giờ Tân Tỵ của những ngày có Thiên can Ất thì như thế nào
Theo phong thủy thì lấy ngày giờ sinh làm chính, tháng và năm sinh là phụ. Việc dựa vào ngày giờ sinh là chính kết hợp cùng với tháng và năm sinh thì sẽ biết được vận số tốt, xấu của cuộc đời mỗi người. Vậy những người sinh vào giờ Tân Tỵ của những ngày có Thiên can Ất có vận số như thế nào?
Vận số người sinh vào giờ Ất Mùi của những ngày có thiên can Bính thì như thế nào PTG
Trong Tử Vi đều lấy ngày giờ sinh làm chính, lấy năm tháng sinh làm phụ. Trong đó xét về ngày giờ sinh làm chính, cùng kết hợp với năm tháng sinh nữa, thì sẽ biết vận số tốt hay xấu trong cả cuộc đời của một người.